Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

Khám phá kiến trúc độc đáo của nhà rông Tây Nguyên

Nhà rông Tây Nguyên được dân tộc ta xem như một nét văn hóa được lưu giữ từ bao đời. Khách du lịch nên đến đây để chiêm ngưỡng văn hóa phi vật thể và là niềm tự hào của những người con vùng đất đỏ này một lần. 

Khám phá kiến trúc độc đáo của nhà rông Tây Nguyên

Nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam 


Nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam

Tham gia tour du lịch Tây Nguyên, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của kiến trúc nhà rông độc đáo. Với chiều dài 10 mét, rộng hơn 4 mét và có chiều cao từ 15 – 16 mét, nhà rông được xây dựng bằng những nguyên vật liệu có sẵn như tranh, tre, nứa… 

Kiểu kiến trúc nhà rông gần giống với nhà sàn nhưng thanh thoát và đẹp hơn. Nhà gồm hai mái chính và mái phụ hình tam giác cân và nhỏ. Khung mái nhà được kết cấu từ nhiều loại cây dài được dựng thẳng đứng gọi là rùi. Phần mái của nhà rông được lợp bằng lá tranh làm thành tấm với độ dày 3 cm và cột vào những hàng mè trên khung mái. 

Kiến trúc chắc chắn và độc đáo 


Kiến trúc chắc chắn và độc đáo

Khung nhà rông cao vút và có 8 cột to được dựng làm trụ được làm bằng những loại gỗ cũ. Các cột được liên kết với nhau theo thể cột vì kèo. Trên kèo được trang trí, chạm khắc bởi những màu sắc rực rỡ mang tính tín ngưỡng và tôn giáo. 

Người ta trang trí nhà rông là hình ảnh mặt trời. Bên trong nhà rông thường treo trống, cung tên và giáo mác, sừng trâu, xương sọ của thú rừng. Khi có lễ hội, ở giữa nhà sẽ được dựng lên cây cột cao với họa tiết chạm khắc. Như hình mặt trời, sao tám cánh… nối liền sẽ là hàng cây được buộc chặt vào các cột thấp hơn dọc theo chiều dài của nhà rông. 

Sàn nhà rông được lắp ghép bằng những tấm đan bằng tre lồ ô, nứa hoặc các tấm ván bằng gỗ. Phên vách nhà người ta sẽ đan nên một dải hoa văn vô cùng sinh động và bắt mắt. Cửa chính của nhà rông được mở ở gian chính giữa với một vách chính, cửa phụ mở ở vách phụ đầu hồi và nằm phía bên phải của cửa chính. Cầu thang của nhà rông được chặt đẽo khoảng 7 – 9 bậc. 

Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên được xem là niềm tự hào lâu đời và là nét văn hóa độc đáo của các buôn làng. Nhà rông Tây Nguyên được phân ra là hai loại: Nhà rông trống và nhà rông mái. Nhà rông trống được xây dựng với phần mái to cao chót vót, thậm chí có thể cao tới 30 mét. Nhà rông trống được trang trí vô cùng công phu và bắt mắt. 

Nhà rông mái thường nhỏ và thấp hơn. Phía bên trong và ngoài thường khá đơn giản và không được trang trí cầu kỳ như nhà rông trống. Người ta cho rằng nhà rông càng to và đẹp thì buôn làng đó càng giàu có và sung túc. 

Nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng 


Nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Nhà rông Tây Nguyên là nơi được sử dụng để tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nơi này diễn ra rất nhiều các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền với các lễ thức, phong tục tập quán hay diễn xướng dân gian, biểu diễn nhạc cụ dân tộc vô cùng hấp dẫn. 

Đây cũng là nơi diễn ra lễ cưới, lễ đâm trâu và các lễ hội văn hóa lớn trong các buôn làng của người Tây Nguyên. Du khách tham gia tour du lịch đến Tây Nguyên có thể tham gia lễ mừng lúa mới, các hội họp của cộng đồng dân tộc vô cùng hấp dẫn được tổ chức tại các nhà rông… 

Đặc biệt theo phong tục tập quán thì nhà rông là nơi gặp gỡ của các nam thanh nữ tú còn độc thân gặp gỡ nhau để giao duyên và kết đôi. Tour du lịch Tây Nguyên sẽ là hành trình hấp dẫn và thú vị để chúng ta khám phá kiến trúc nhà rông độc đáo – một nét văn hóa lâu đời, tiêu biểu mà không nơi đâu có được.


Tổng hợp.