Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Những vùng nước kỳ diệu của thế giới

Sự kì diệu của tạo hóa luôn luôn khiến con người kinh ngạc, những điều chúng ta cho là bất khả thi lại được mẹ thiên nhiên kiến tạo nên một cách vô cùng hoàn hảo. Đâu chỉ đơn giản là những dòng nước êm dịu, những địa danh sau đây sẽ khiến bạn phải kinh ngạc.

Những vùng nước kỳ diệu của thế giới

Eleuthera, Bahamas 

Eleuthera, Bahamas

Eleuthera là một hòn đảo dài và hẹp, thuộc đất nước Bahamas xinh đẹp. Hòn đảo ước tính dài tới 180 km nhưng chiều ngang chỉ khoảng 1,6 km. Nơi đây nổi tiếng là địa danh chia đôi Đại Tây Dương và biển Caribbean, tạo nên cảnh quan rất ngoạn mục. Nước của biển Caribbean có màu xanh dương sáng đầy thơ mộng, trong khi nước Đại Tây Dương lại nghiêng về màu xanh đậm độc đáo. Sự tương phản này bắt nguồn từ việc hai dòng nước đã bị chia đôi bởi một cây cầu đá tự nhiên nối liền phía Bắc và phía Nam đảo Eleuthera . Đứng trên hòn đảo này, du khách chắc chắn sẽ được trải nghiệm vẻ đẹp của một trong những vùng biển độc đáo nhất thế giới. 

Skagen, Đan Mạch 

Skagen, Đan Mạch

Qua nhiều thế kỷ, hàng triệu du khách đã tới Skagen để chứng kiến cảnh tượng kỳ quan thiên nhiên kỳ lạ: hiện tượng hợp lưu không hợp dòng của hai vùng biển. Ở đầu Skagen là bãi biển Grenen, nơi biển Skagerrak và Kattegat gặp nhau trong những đợt sóng vỗ liên tục, tạo nên hai màu nước khác nhau. Kattegat chảy vào biển Baltic, trong khi đó Skagerrak chảy vào Biển Bắc. Sự khác biệt về màu sắc của dòng nước do lượng muối và mật độ nước. Nếu như nước biển ở Skagerrak mặn hơn do gần với Đại Tây Dương, thì nước biển của Kattegat bị pha loãng bởi biển Baltic – nơi có độ mặn thấp hơn. 

Manaus, Brazil 

Manaus, Brazil

Dòng sông lạ nằm cách thành phố nội địa của Manaus ở miền bắc Brazil khoảng 10 km, cũng là nơi sông Rio Negro và Amazon hợp lưu kéo dài chừng 6km. Màu nước của chúng không hòa lẫn nên tạo ra hai mảng màu đen và nâu vàng riêng biệt. Hiện tượng này xảy ra ở nhiều nơi trên hành tinh, nhưng không nơi nào ngoạn mục như ở đây. 

Theo phân tích của các nhà khoa học, sở dĩ nước sông Negro có màu đen do mang nồng độ axit cao và ít phù sa. Trong khi đó, nước sông Amazon chứa nhiều bùn, cát nên có màu nâu vàng. Và một yếu tố khác nữa khiến hai dòng chảy không chịu hòa hợp đó là khác nhau về nhiệt độ nước và tốc độ dòng chảy. 

Tasmania, Australia

Tasmania, Australia

Người yêu du lịch, khám phá thiên nhiên, chắc chắn phải đến Tasmania,Tây Australia để chiêm ngưỡng hiện tượng quang học tự nhiên hiếm gặp và tuyệt vời này. Khi màn đêm buông xuống, bãi biển bắt đầu đổi thành màu xanh sáng rực, người ta có thể thấy cả một vùng biển loang lổ với những cụm nước như có khả năng phát ra ánh sáng rất kỳ diệu. 

Giải thích về hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, các nhà khoa học cho biết những đốm sáng này xuất hiện là do sự tập trung của hàng tỷ các tảo đơn bào và sinh vật phù du có khả năng phát sáng. Chúng bị xáo trộn bởi các dòng chảy và được đưa vào bờ nhờ những con sóng. 

Mauritius, Ấn Độ 

Mauritius, Ấn Độ

Đến với đất nước Ấn Độ, bạn sẽ có cơ hội ghé thăm hòn đảo xinh đẹp Mauritius, nơi được ví như “Bản gốc của thiên đường”. Điều đặc biệt nhất khiến Mauritius nổi tiếng là “thác nước dưới lòng biển”. Thác nước này chỉ được nhìn thấy từ trên cao bởi ảo giác của mắt người. Thực ra đây chỉ là hiện tượng được tạo thành từ cát và vùng lõm với dòng nước đổ ra ngoài khơi; nhưng chính sự kỳ lạ này đã thu hút rất nhiều người đến chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật do thiên nhiên tạo ra này.

Great Blue Hole, Belize 

Great Blue Hole, Belize

Great Blue Hole là hố sâu dưới lòng nước nằm bên bờ biển Belize. Nó có chiều rộng 304m và sâu 122m. Các nhà khoa học cho biết lỗ hổng tự nhiên này được hình thành từ thời kỳ băng hà, khi đó mực nước biển thấp hơn hiện nay rất nhiều. Về sau, nước biển dần dâng cao, cái hố bị ngập và hình thành một hệ thống hang động lớn dưới lòng đại dương. Hiện tại, đây là lỗ hổng lớn nhất thế giới, bên trong hố còn chứa hóa thạch của những rặng san hô đến hàng nghìn năm tuổi. 

Jindo-Modo, Hàn Quốc 

Jindo-Modo, Hàn Quốc

Mỗi năm, thường vào khoảng tháng 2 và tháng 6, tại vùng biển Jindo và Modo lại xảy ra hiện một hiện tượng kỳ lạ: biển đột ngột tách đôi để lộ ra con đường đất đá rộng lớn nối liền hai đảo. Trong phần lớn thời gian của năm, con đường này “ngủ” say dưới đại dương và cứ 2 lần một năm sẽ nổi lên khỏi mặt biển. 

Theo tiết lộ của người dân địa phương, con đường có chiều dài khoảng 2,9 km và rộng khoảng 40 m. Những ngày xảy ra hiện tượng biển tách làm đôi, nơi đây lại đón hàng trăm nghìn lượt du khách ghé thăm. Họ cùng nhau đi trên con đường kỳ ảo được coi là “phép lạ của Moses” này, thong thả ngắm cảnh vật, chụp ảnh lưu niệm hay thậm chí là bắt sò, ốc, rong biển...


Nguồn: tổng hợp