Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Phượt xe phân khối lớn và 5 điều cần thuộc nằm lòng

Còn gì thích thú hơn khi cưỡi những con chiến mã thân yêu phi qua những cung đường hoang sơ, cảm nhận những cơn gió mang hương vị núi rừng và ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ xung quanh. Đó cũng là lí do vì sao xe phân khối lớn được rất nhiều phượt thủ kết thân.

Phượt xe phân khối lớn và 5 điều cần thuộc nằm lòng

Tuy nhiên, trước khi muốn gia nhập binh đoàn du lịch bụi này bạn phải thông thạo 5 nguyên tắc sau để đảm bảo an toàn cho cuộc hành trình nhé.

1- Bảo dưỡng chiến xa cẩn thận

Xe moto

Trước khi thực hiện chuyến đi dài, biker nên tuân thủ nguyên tắc T-CLOCS cho những chiếc xế yêu của mình, được Tổ chức Motorcycle Safety Foundation khuyến nghị.
- T (Lốp xe): kiểm tra kỹ, tránh tình trạng nổ hay xì lốp khi chạy. Khi lốp có dấu hiệu dư hoặc non hơi, phải điều chỉnh, nếu không sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành xe.
- C (Điều khiển): các biker phải lưu ý cần số, chân phanh, tay côn, tay phanh, dây cáp, ống dầu… Trong đó lưu ý đặc biệt đến phanh, côn và ga.
- L (Đèn chiếu sáng): kiểm ra đèn pha với 2 chế độ: chiếu gần và xa; đèn xi nhan, đèn hậu (đặc biệt cần thiết khi đi trên quốc lộ vào ban đêm). Ngoài ra, biker cũng nên kiểm tra kỹ ắc quy, gương chiếu hậu.


Bảo dưỡng xe


- O (dầu): nếu cận kề ngày kiểm tra định kỳ, các biker nên thay dầu động cơ sớm hơn, đồng thời cũng chú ý bình dầu phanh.
- C (khung xe): nên kiểm tra kỹ khung xe, hệ thống giảm shock, dây xích… nó giúp xe hoạt động tốt, giữ ổn định khi vào khúc cua hay chạy tốc độ cao.
- S (chân chống): các biker luôn nghĩ rằng chân chống chỉ tác giúp chống đỡ xe khi dừng. Tuy nhiên, rất bất tiện, phiền toái nếu chân chống (đứng và ngang) có vấn đề.

2 - Chuẩn bị những vật dụng cần thiết

Vật dụng đi phượt

Mũ bảo hiểm là vật dụng quan trọng nhất nên hãy đầu tư một chiếc thật chất lượng. Thường thì các biker sẽ chọn loại mũ full-face có kinh chống bám sương mù và nước.
Ngoài ra những vật dụng khác như: quần áo, giày phụ kiện cũng nên chọn loại có chất liệu thoải mái và bền. Riêng áo khoác nên có sọc phản quang, màu sắc nổi bật, nhằm đảm bảo các xe khác có thể thấy bạn vào ban đêm.
Hãy nhớ hạn chế mang đồ đạc quá cồng kềnh đắt tiền, chỉ ưu tiên nên mang theo những vật thật sự cần thiết nhất như : áo mưa, đèn pin, túi thuốc cá nhân, sạc điện thoại, dây thừng,…

3 - Tuân thủ cách lái an toàn

Tốc độ lại xe

Một nguyên tắc bất di bất dịch đó là lái xe đúng luật giao thông, vì an toàn cho bản thân và an toàn cho toàn đội. Bạn không cần cố để theo kịp các xe trong đoàn, nhất là khi chúng ta chưa nhiều kinh nghiệm và non nớt trong việc cầm lá mà hãy đi đúng làn đường và giữ khoảng cách an toàn với xe khác.
Một mẹo nhỏ là khi lái nên hướng tầm nhìn lên, như vậy, biker sẽ dễ điều khiển tốc độ, đồng thời cũng dễ quan sát những vật cản và nhận biết các nguy cơ có thể gây tai nạn. Đặc biệt, khi qua khu dân cư, các biker nên duy trì đều tốc độ, tối đa 40 km/h.

4 - Tuân thủ quy định phượt theo đoàn

Phượt đoàn

Trong bất kỳ tình huống nào, biker cũng không được vượt xe dẫn đoàn và tự ý tách đoàn. Nếu có sự cố thì cần phải báo với người chốt đoàn. Khoảng cách giữa các xe phải theo đúng quy định từ 20-40m trên quốc lộ, cao tốc và 10-20m trong dân cư, đô thị.

Không nên lấn trái, vượt xe cùng chiều khi leo đèo. Tránh phanh gấp khi xuống dốc, nên nhả phanh từ từ để vừa hãm tốc vừa tránh hư cho má phanh.
Người chốt đoàn phải là người đi cuối, đảm bảo không xe nào tụt lại, và đảm bảo khoảng cách giữa các xe.

5 - Nhận biết các ký hiệu bằng tay

Ký hiệu tay

Đây là những dấu hiệu được phát ra từ người dẫn đầu, nhằm đưa ra chỉ thị về việc: giảm tốc, báo có ổ gà, yêu cầu chạy 1 hàng, dừng nghỉ hay phải bật đèn tín hiệu… Nếu người dẫn đoàn ra dấu hiệu tốt kết hợp ăn ý với những thành viên trong đoàn, tần suất an toàn của cả đoàn cũng tốt hơn.


Xem thêm : 10 đường đèo phượt thủ Việt không nên bỏ qua trong đời


Nguồn Tổng hợp