“Phượt” là khái niệm đã quá quen thuộc với giới trẻ hiện nay, càng ngày càng có nhiều bạn trẻ đi theo tiếng gọi của nhiệt huyết, của đam mê để chinh phục những cung đường, những vùng đất đẹp hoang sơ. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về phượt và dưới đây là những điều bạn cần ngẫm nghĩ trước khi bắt đầu hành trình khám phá của mình.
Xem thêm: 9 cách giúp bạn quyết định đi du lịch bụi một mình
Xem thêm: 9 cách giúp bạn quyết định đi du lịch bụi một mình
Phượt là khám phá, không phải là thể hiện
Chẳng thể phủ nhận có rất nhiều phượt thủ đi phượt bởi những mục đích ý nghĩa, cao cả như: trải nghiệm tuổi trẻ, mở mang hiểu biết, kết hợp đi từ thiện, hay tăng tính đoàn kêt cùng nhóm bạn… Mặt khác, cũng còn rất nhiều bạn trẻ đi phượt mới mục đích check-in facebook để khoe bạn bè, hay để thể hiện bản thân mà chưa tìm hiểu gì về cung đường mà mình sẽ đi, về những người bạn đồng hành, và những rủi ro có thể gặp phải…
Vì vậy, hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân: bạn có thật sự muốn trải nghiêm? Nếu không thì hãy ở nhà tìm những thú vui khác thay vì chạy theo đám đông mà không cần tìm hiểu hay kinh nghiệm gì.
Phượt không phải cứ ‘xách ba lô lên và đi” mà còn nhiều thứ phải chuẩn bị
Nhiều bạn cứ nghĩ rằng phượt là khám phá, nên chẳng cần chuẩn bị lịch trình, hành trang, sức khỏe gì hết. Hãy tưởng tượng nếu không có sự chuẩn bị trước chuyến đi, bạn dễ phải dắt xe trên cả quãng đường núi do hết xăng hay đáng tiếc hơn là gặp tai nạn cho phanh xe hỏng. Vậy chuyến khám phá có còn bổ ích khi toàn là mệt mỏi, bực mình và những vết thương? Chính vì vậy, chuẩn bị đầy đủ trước một chuyến hành trình là điều hết sức cần thiết với các phượt thủ.
Lên kế hoạch đầy đủ về lịch trình: Bạn có thể tham khảo thời gian và lịch trình có sẵn tại các Công ty cung cấp tour du lịch uy tín. Nhớ lường trước những rủi ro có thể gặp phải và các phương án phòng chống, khắc phục
Rèn luyện thể lực trước mỗi chuyến đi. Chuẩn bị hành trang đầy đủ: hãy chỉ đem những vật dụng thiết yếu, đừng đem nhiều đồ dùng quá sẽ gây khó khăn trong việc di chuyển.
Phượt là trải nghiệm chứ không phải là những cuộc đua tốc độ
Lời khuyên của các Leader có kinh nghiệm là không nên chạy quá 200km /ngày và 50km/h đối với đường dễ đi, 30km/h với đường đèo với nhiều khúc cua và không nên chạy xe vào ban đêm. Phượt là trải nghiệm, ai cũng nói điều này nhưng chưa hẳn đã hiểu và thực hiện đúng điều này. Đây là sai lầm thường mắc phải của các phượt thủ mới thậm chí của cả những phượt thủ đã có nhiều năm kinh nghiệm.
Việc sắp xếp thời gian để có một chuyến phượt đối với nhiều phượt thủ là không dễ dàng và thời gian các chuyến phượt cũng hạn chế (có thể do công việc, gia đình hoặc vấn đề về tài chính), chính vì vậy những phượt thủ này thường sắp xếp những lịch trình với những điểm đến dày đặc để tranh thủ đến được nhiều nơi trong thời gian có hạn như vậy, và thường có xu hướng thu thập điểm đến, bộ sưu tập những điểm đến của mình càng dày càng thể hiện mình là phượt thủ lão luyện mà quên đi những trải nghiệm mình có thể có sau những chuyến hành trình.
Cũng có những phượt thủ có kinh nghiệm, luôn tự tin vào tay lái của mình, thích trải nghiệm cảm giác mạnh trên các cung đường nên chạy xe với tốc độ cao và đôi khi gây ra những tai nạn đáng tiếc. Bạn nên dành thời gian trải nghiệm, khám phá trên các tuyến đường thay vì làm vua tốc độ.
Phượt là kỷ luật chứ không phải là ngẫu hứng
Phượt không phải là việc chỉ tụ tập những người đam mê dịch chuyển, có phương tiện, có ôm, có xế rồi cứ thế là đi, muốn đi thế nào thì đi, lịch trình đó, cứ đến đểm đến là được. Phượt là có tổ chức và có sự sắp xếp cụ thể:
Số lượng xe trong đoàn phượt không nên vượt quá 10 xe.Trong đoàn cần có 2 vị trí quan trọng nhất đó là dẫn đoàn và chốt đoàn: không được vượt trước dẫn đoàn cũng như tụt lại phía sau chốt đoàn
Xem thêm: Những điểm phượt một ngày gần Đà Nẵng
Xem thêm: Những điểm phượt một ngày gần Đà Nẵng
Không được tách đoàn trong suốt hành trình
Khoảng cách các xe tối thiểu khi di chuyển tùy thuộc tốc độ mà có thể là : 30 -50 m đủ đảm bảo không bị lạc đoàn và đảm bảo không xảy ra hiệu ứng kéo theo khi một xe trong đoàn gặp sự cố.
Các thành viên trong đoàn phải nghe theo hướng dẫn và chỉ định của người dẫn đoàn (Leader), và với mỗi đoàn thì lại có những quy định cụ thể khác nhau.
Phượt là “nhập gia tùy tục” chứ không phải bảo thủ “đi đâu vẫn giữ nếp nhà”
Phượt không chỉ khám phá những điểm đến mới mà còn khám phá những phong tục tập quán mới của các dân tộc ở những địa phương mà bạn đến. Mỗi dân tộc lại có những phong tục, nhưng quy chuẩn khác nhau. Đặc biệt là các dân tộc thiểu sổ càng có những luật lệ riêng của họ.
Đối với một số vùng miền, việc cắm cành lá xanh, cành có gai hoặc tấm phên đan hình mắt cáo…trước của nhà là có ý gia đình không muốn cho người lại vào nhà, một số vùng thì không được xoa đầu trẻ em, khách không được rót rượu trước, gắp thức ăn trước…Và mỗi vùng miền lại có những tục lệ riêng về ăn uống, ngủ nghỉ, giao tiếp sinh hoạt và nếu bạn cứ hành xử theo ý mình thì sẽ không tốt chút nào.
Phượt là gìn giữ, tôn trọng không phải là phá hoại
Với các phượt thủ thì khẩu hiệu: “ Không lấy gì ngoài những tấm ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân” đã không còn xa lạ – đây là phương châm đầy ý nghĩa thể hiện sự tôn trọng văn hóa, phong tục, giữ gìn thiên nhiên, môi trường tại những nơi mà mình đã đi qua. Nhưng dường như, nhiều phượt thủ lại thể hiện nó theo nghĩa đen và sai lầm: đi chỉ để khoe hình ảnh, mỗi bước chân đều có ghi dấu bằng rác hay là những dấu chân trên các di tích lịch sử, các danh thắng, và dẫm đạp lên cánh đồng hoa đẹp tuyệt vời.
Hãy là những phượt thủ chân chính, và văn minh. Hãy hiểu rõ rằng những chuyến đi luôn kết hợp giữa khám phá và góp phần gìn giữ thêm những mảnh đất tuyệt vời. Hãy lưu lại những hình ảnh đẹp, những khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên và chung tay giúp những vẻ đẹp đó được duy trì, được phát huy mãi mãi.
Phượt đang là xu hướng của giới trẻ. Còn trẻ bạn càng phải đi. Nhưng đi đâu? Đi như thế nào? Và đi làm gì? Khi xu hướng phượt đang lên cao thì dường như ý thức phượt lại đi xuống và hình ảnh phượt không còn đẹp. Đừng để con sâu làm rầu nồi canh và chuyện xây dựng văn hóa phượt đang là vấn đề đặt ra với các phượt thủ chân chính.
Tổng hợp
Nguồn ảnh: Internet