Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Những màu hoa trên đường phượt mùa thu

Hoa dã quỳ, tam giác mạch, ruộng bậc thang vàng rực... có những gam màu rực rỡ được phượt thủ Tính Huỳnh góp nhặt trên cung đường phượt vào mùa thu.


Sắc hồng tím của hoa tam giác mạch ở Đồng Văn, Hà Giang.


"Dù có chiêm ngưỡng bao nhiêu bức ảnh, bạn vẫn có cảm giác không thốt nên lời khi trực tiếp chạm tay vào bông hoa", anh chia sẻ.


Màu sắc đối lập của những ô ruộng bậc thang đã gặt xong, và đang chờ thu hoạch ở Y Tý, Lào Cai.

Xem thêm: Những điểm du lịch mùa thu lý tưởng


Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Yên Bái, rực rỡ trong ánh nắng ban mai.


Hoa ban trong sương sớm ở Điện Biên.


Cầu Thê Húc (hồ Gươm, Hà Nội) yên bình trong một sáng mùa thu.


Sắc tím hồng của hoa dại trên đường lên đỉnh Bàn Cờ (Sơn Trà, Đà Nẵng).


Những tán lá bàng chuyển dần sang sắc đỏ báo hiệu mùa thu đang về.


Tháng 10, các con dốc của Đà Lạt phủ đầy sắc vàng hoa dã quỳ.


Màu xanh của bầu trời, của cây, hồ nước tại đồi chè Bảo Lộc khiến du khách không muốn rời đi.


Ngoài biển, có một bình minh rất khác trên các ruộng lúa ở Bà Rịa - Vũng Tàu.


Khóm hoa dại mọc ven ruộng lúa ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Màu tím phớt của hoa càng rực rỡ trên tông nền xanh lúa non.

Xem thêm:Trải nghiệm về Mùa Thu nước Pháp


Màu trắng của hoa sứ nổi bật trên nền bê tông của một ngôi chùa ở Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu).


Làng hoa huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu vào mùa thu hoạch hoa cúc.


Trái bần ở một con rạch nhỏ từ khu chợ nổi Ninh Kiều, Cần Thơ.


Hoa sen trong hồ của Trúc lâm Thiền Viện (Cần Thơ).


Dù thời điểm nào trong năm, vườn hoa Sa Đéc cũng chào đón du khách với những sắc hoa rực rỡ.

Xem thêm: Lãng mạn mùa thu nước Nga


Những giọt sương sớm trên ruộng lúa thuộc huyện Tri Tôn, An Giang.

Theo Zing

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

14 điểm khác nhau giữa dân du lịch và phượt thủ chính hiệu

Những hình ảnh vui nhộn này sẽ giúp bạn xác định được mình là khách du lịch – thích những dịch vụ du lịch hạng sang, thăm thú những địa điểm nổi tiếng hay là một phượt thủ - thích khám phá, “ăn bờ ngủ bụi”.


Khách du lịch thích dùng gậy selfie - nhanh, gọn, lẹ; trong khi phượt thủ thích ghi lại những khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên và con người trên đường đi.


Khách du lịch chuộng sự tiện nghi trong chuyến đi của mình, còn với phượt thủ thì càng đơn giản, gọn nhẹ và gần thiên nhiên thì càng tốt.


Khách du lịch có cả một list dài những việc phải chuẩn bị cho chuyến đi, trong khi phượt thủ chỉ việc "xách ba lô lên và đi".


Khách du lịch chọn đi đường an toàn, phượt thủ thích khám phá những cung đường hoang sơ, gồ ghề.

Xem thêm: Cho những bạn lần đầu đi phượt


Khách du lịch thì lỉnh kỉnh đủ thứ quần áo, thiết bị công nghệ. Phượt thủ chỉ cần vài món đồ gọn nhẹ nhưng không thể thiếu một chiếc máy ảnh xịn và nhiều loại lens khác nhau.


Khách du lịch chọn taxi. Phượt thủ thì chỉ cần một chiếc xe 2 bánh là có thể đi muôn nơi.


Bản đồ, ứng dụng note, sách hướng dẫn du lịch, khách du lịch có tư tưởng an toàn, chắc chắn. Còn với phượt thủ, chỉ cần ứng dụng "smartphone" là đủ, bị lạc càng tốt.


Họ sẽ mua quà lưu niệm gì? Khách du lịch chắn chắn chọn áo thun, còn phượt thủ chỉ cần để lại bút tích của mình ở nơi đó.


Suy nghĩ của họ khi đi du lịch? Khách du lịch đi du lịch nghỉ dưỡng, phượt thủ đi du lịch khám phá.


Khách du lịch chọn những địa điểm nổi tiếng, còn phượt thủ chọn những nơi ít ai biết đến.


Khách du lịch thích đường thẳng, phượt thủ thích đường vòng, đường nguy hiểm.

Xem thêm: 10 mẹo du lịch bổ ích mọi du khách nên thuộc nằm lòng


Với khách du lịch, du lịch là đến những nơi nổi tiếng và chụp ảnh lưu niệm. Với phượt thủ, du lịch là những trải nghiệm mới và phiêu lưu mạo hiểm.


Khách du lịch đi theo nhóm nhiều người. Phượt thủ thích tận hưởng chuyến đi một mình.


Khách du lịch chọn khách sạn. Phượt thủ chọn lều trại.


Theo Yan

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Nữ Biker Đà Lạt đổ đèo Omega cùng KTM Duke 200

Niềm đam mê xe phân khối lớn và tốc độ như đã “ăn vào máu” của cô gái thế hệ đầu 9x được sinh ra tại Đà Lạt, một thành phố dịu dàng và lãng mạn, trái hẳn với sự mạnh mẽ và “mê” tốc độ của Nguyễn Ý Nhi.


Nguyễn Ý Nhi, sinh năm 1990 đã sử dụng dòng xe nake rất thành thạo, cụ thể là chiếc KTM Duke 200 mà cô đang sở hữu.
KTM Duke 200 là dòng mô tô phân khối nhỏ của hãng xe KTM (Áo) ở thị trường thế giới cũng như Việt Nam. Hai “người anh em” của Duke 200 là Duke 125 và Duke 390 (cả 3 mẫu xe này cùng sử dụng chung một thiết kế, chỉ khác nhau một chút về trọng lượng xe).

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn xe đi phượt


Nguyên bản của chiếc KTM Duke 200 sủ dụng động cơ 4 thì, 1 xi-lanh cho công suất tối đa 25 mã lực, khiến nó trở thành một trong những mẫu xe naked bike cỡ nhỏ, phù hợp với nhiều dáng người, dễ điều khiển và đi kèm nhiều tiện ích đáng giá.
Trên chiếc KTM Duke 200, Nhi đã thay đổi khá nhiều chi tiết bao gồm bô Gianelli của Ý, là một thương hiệu lâu đời của quốc gia này. Nhi rất thích âm thanh phát ra chiếc bô này, với âm thanh to hơn của phiên bản gốc nhưng lại không quá ầm. Nhi cho biết, dòng xe của cô không phải là phân khối lớn, dung tích mới chỉ dừng lại ở 200 cc, nên máy có cấu tạo một xi lanh, vì vậy tiếng bô của xe “la chứ không hú như các loại có hai xi lanh”. Ngoài ra, KTM Duke 200 còn được Nhi trang bị một số đồ chơi của KTM như lọc gió, chống đổ lốc máy, chân số, chân thắng, ....


KTM Duke 200 là dòng xe phổ thông, có thiết kế kiểu dáng của những chiếc xe cào cào, vì thế phù hợp để sử dụng trên mọi địa hình. Đối với những khúc cua của cung đường đèo, người lái hoàn toàn có thể dễ vào cua bởi thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt của phần đầu xe, hơn nữa khối lượng của chiếc xe lại không quá nặng (129kg). Theo Nhi, đây là chiếc xe phù hợp với những người mới chơi xe phân khối lớn.
Nhi chia sẻ, KTM thường có phụ kiện zin đi kèm theo xe và đồ chơi. Những phụ kiện zin được thiết kế để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng, nhưng nếu gặp sự cố sẽ dễ gãy hơn.  Còn đồ chơi theo Nhi, mẫu mã của nó nhìn bắt mắt hơn, chất liệu xịn hơn, khó gãy hơn khi gặp sự cố. Cô cho biết, cặp chân thắng  và chân số trên xe KTM Duke 200 là độ zin làm bằng hợp chất nhôm và gang, cứng nhưng nhẹ và dễ gãy hơn so với chân chống thuộc đồ chơi mà cô thay thế trên xe của mình, bởi loại này có chất liệu nhôm CNC, chắc hơn, khó cong hoặc gẫy.


Dòng KTM Duke thường phù hợp để đi trong đường phố bởi thiết kế nhỏ gọn, nhưng với đường xa, theo Nhi thì chiếc xe vẫn chưa đạt tốc độ mà cô mong muốn. Nhi cho biết, cô đã đổ đèo với tốc độ 90 đến 100km/h khi vào cua cùng với KTM Duke 200 của mình trên cung đường Nha Trang -  Đà Lạt, mà dân biker hay gọi là đèo Omega.
Nhi cũng đã chạy qua rất nhiều cung đường như Đà Lạt – Sài Gòn với nhiều đoạn đèo đẹp như Pren, Bảo Lộc; cung đường Sài Gòn - Cà Mau… Nhi thường đi phượt cùng với nhóm KTM Sài Gòn, KTM Nha Trang, mỗi nhóm chỉ có 7 đến 8 chiếc xe, nhưng đều thuộc dạng phân khối lớn như Yamaha R6 600 cc, Ducati Multitrada, Suzuki bking, Kawasaki ZX6…

Xem thêm: Phượt đèo Omega giữa cung đường nối hoa và biển


Đối với Nhi, việc được đi cùng chiếc xe của mình với tốc độ cao trên những cung đường đèo là một điều thú vị. Những chuyến đi đã giúp Nhi tích lũy được nhiều kinh nghiệm lái xe hơn, cũng như khám phá những con đường đẹp trải dài khắp đất nước.

Theo Xevaphongcach

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Cụ ông 85 tuổi ở Sài Gòn phượt bằng xe máy khắp 3 miền

Mặc dù đã tuổi 85 nhưng cụ Nguyễn Văn Ngọc (ngụ phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã cùng chiếc Honda 50 cũ kỹ chinh phục mọi nẻo đường đất nước.


Sống cùng nhau hàng chục năm ở phường 26, Bình Thạnh, những người hàng xóm ai cũng biết cụ Ngọc chuyên sửa giày dép, coi tướng số,... nhưng ít ai biết cụ là “dân phượt lão làng" từng chinh phục khắp nẻo đường Việt Nam.


Khi mới 17 tuổi, cụ Ngọc đã đam mê chụp ảnh. Rồi từ những bài học ở trường, những cuốn sách về du lịch Việt Nam khiến cho cụ hình thành sở thích chu du khắp nơi.


Nhưng vì lo toan cuộc sống cùng nhiều lý do riêng nên cụ không có nhiều cơ hội đi xa. Ban đầu là những chuyến đi ngắn và cụ nuôi dưỡng đam mê bằng việc chụp ảnh dạo.


Mãi cho đến cuối năm 2008, ông lão 85 tuổi mới bắt đầu thực hiện đam mê lớn nhất của cuộc đời là đi hết chiều dài đất nước.


Cụ bà đã lớn tuổi và đau yếu nên cụ Ngọc "đơn thương độc mã" trên những nẻo đường Việt Nam. Con trai cụ vốn làm nghề sửa xe đã giúp bố độ chiếc xe Honda 50 cho phù hợp với sức khỏe và tuổi tác.


Xe được lắp đến 2 phanh sau để tăng độ an toàn. Trên tay lái lắp thêm la bàn, đồng hồ xem giờ. Do mắt kém nên cụ Ngọc lắp thêm đèn ở phía trước để chiếu cho rõ.


Cụ Ngọc mở rộng chỗ gác chân bằng miếng ván nhỏ để có thể thoải mái hơn trên hành trình dài.

Xem thêm: Kinh nghiệm bỏ túi cho phượt thủ độc hành xuyên Việt


Hành trang không thể thiếu chiếc máy quay và máy ảnh. Cụ Ngọc chia sẻ: “Tôi thích chụp ảnh những người bạn trên đường và quay lại những cảnh đẹp của Việt Nam”.


Chiếc máy quay phim theo cụ bao năm qua, ghi lại nhiều cảnh sắc thiên nhiên và đời sống. Cụ thường sử dụng màn hình LCD để quay hay chụp ảnh chứ không dùng ống ngắm vì không muốn người khác bị làm phiền hay khó chịu.


Trước mỗi chuyến đi cụ đều tính toán rất kỹ chi phí sao cho tiết kiệm nhất. Bình quân mỗi ngày cụ tiêu gần 400.000 cho xăng, ăn uống, ngủ nghỉ dọc đường. Cụ cho biết rất hiếm khi bị bệnh hay hỏng xe nên không tốn nhiều tiền cho các khoản này.


Mỗi nơi đi qua cụ đều ghi chép cẩn thận giờ giấc, nơi đến, số km để làm tư liệu về nhà viết lại hành trình.


Một mình một ngựa, cụ ông đã đi dọc chiều dài đất nước. Từ Bắc vào Nam, lên Tây Nguyên hùng vỹ đến đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại (Ảnh tư liệu của nhân vật).


Một trong những nơi đi qua mà cụ rất thích và tự hào, đó chính là cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) nơi đặt mốc giới 1116 (Ảnh tư liệu của nhân vật).

Xem thêm: Mê tít bộ ảnh bố cùng con gái phượt trên xe phân khối lớn


Những người gặp cụ Ngọc trên hành trình đều rất khâm phục sự kiên trì, nổ lực, niềm đam mê cũng như sức khỏe của cụ. Nhiều dân phượt ngạc nhiên khi thấy ông lão "kỳ dị" lang thang trên chiếc xe máy cũ cũng "kỳ dị" không kém trên con đường núi ở Sa Pa. Một bạn trẻ đã ngã mũ trước cụ và tung hô là "phượt tiên sinh" (Ảnh tư liệu của nhân vật).


Sau mỗi chuyến đi, cụ thường chia sẻ cùng người thân những bức ảnh đã chụp trên suốt hành trình. Dù rất lo lắng nhưng những người thân đều ủng hộ và chuẩn bị cho cụ tốt nhất trước mỗi hành trình. Với tâm niệm "tình người là quý giá nhất", nên cụ Ngọc chụp tất cả người gặp trên đường, và nếu có dịp quay lại thì mang theo các tấm ảnh này để tặng họ.

Theo Zing