1. “BAY” CAO HƠN MÂY TRẮNG TRÊN ĐÈO MÃ PÍ LÈNG CỦA TÂY BẮC
Cung đường đèo ở giữa vách núi và vực thẳm này thuộc tỉnh Hà Giang, đây là cung đường đèo dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pí Lèng - đỉnh núi có độ cao 2000m thuộc cao nguyên đá Đồng Văn. Nơi đây là một con đèo cổ xưa, chuyện kể rằng xưa kia những con ngựa cái leo lên đỉnh đều trụy thai mà chết. Có những nơi cao đến mức ngựa đi qua phải tắt thở.
Xem thêm: 11 phượt thủ nổi tiếng Việt Nam
Vượt qua con đường đèo 20km ngày đêm luôn lấp kín sương mù như mây bay dưới chân, bạn sẽ đặt chân đến cao nguyên đá Đồng Văn nổi tiếng rồi dừng chân nơi những bản làng của đất Hà Giang mộc mạc, hoang sơ.
2. “TREO” MÌNH TRÊN VÁCH NÚI CHEO LEO CỦA BÀ ĐEN
Là ngọn núi cao nhất đồng bằng Nam Bộ với độ cao 986m, núi Bà Đen đã trở thành một trong những địa điểm trekking hấp dẫn đối với nhiều phượt thủ.Vách núi cheo leo, đá núi lởm chởm, có những chặng leo chỉ có thể rạp mình vào vách đá, bám rễ cây, len lỏi trong rừng, những điều này là thách thức không nhỏ trên hành trình khám phá núi Bà Đen. Thế nhưng “thành quả” khi lên tới nơi là một khung cảnh tuyệt đẹp của vùng đất Tây Ninh ngập nắng vàng.
3. BƯỚC CHÂN PHƯỢT THỦ NƠI “NÓC NHÀ ĐÔNG DƯƠNG”
Ngọn núi cao hiểm trở này có đầy chông gai và thử thách song luôn được đánh giá là ước mơ đối với phượt thủ, bởi lẽ “nóc nhà Đông Dương” mang trong mình tiếng gọi đại ngàn, thôi thúc bước chân phượt thủ luôn tiến về phía trước. Chinh phục đỉnh Fansipan không chỉ là một hành trình leo núi đơn thuần, nó mang trong mình niềm tự hào dân tộc, tự hào khi chạm tay vào nóc nhà tổ quốc thương yêu.
4. SƠN ĐÒONG - PHIÊU LƯU VỀ “THẾ GIỚI NGUYÊN THỦY”
Sơn Đòong (Quảng Bình) nổi tiếng là hang động đẹp nhất thế giới và được du khách “book” vé đến tham quan kín chỗ tới năm 2016. Những cột thạch nhũ đầy màu sắc, Hang Tiên lung linh huyền hoặc, đường hầm khổng lồ, sự kết hợp hài hòa giữa dòng nước xanh trong giữa lòng hang và những luồng ánh nắng tuyệt đẹp xuyên qua tán cây rừng,...Sơn Đòong mê hoặc phượt thủ bởi “thế giới ngầm” nguyên thủy và một hệ sinh thái vô cùng đặc biệt.Dù mang nhiều thử thách về địa thế hiểm trở, bí ẩn nhưng nơi đây vẫn là một địa điểm du lịch đã đang và sẽ “làm mưa làm giớ” trên các diễn đàn du lịch, phượt của Việt Nam và thế giới. Việc chinh phục hệ thống hang Sơn Đòong kì vĩ và huyền bí sẽ giúp dân phượt chứng tỏ rằng “không gì là không thể”.
Xem thêm: Kinh nghiệm bỏ túi cho phượt thủ độc hành xuyên Việt
Phượt Sơn Đòong đòi hỏi một sức khỏe bền bỉ, kiên nhẫn và tinh thần thoải mái, yêu thiên nhiên, đam mê khám phá vì bạn sẽ hoàn toàn “lưu lạc” khỏi cuộc sống hiện đại và đến với thế giới nguyên thủy ẩn sâu trong hang động. Bàn tay tạo hóa làm nên thiên nhiên kì diệu đồng thời cũng tạo ra đôi chân bền bỉ của con người để bước đi khám phá thế giới kì diệu ấy.
5. “DẠO” QUANH BA CUNG ĐƯỜNG ĐÈO ĐẸP VÀ ĐỘC CỦA LÂM ĐỒNG
Trên đường đi từ Sài Gòn đến Đà Lạt (Lâm Đồng), bạn sẽ đi qua 3 con đường đèo “đẹp và độc” theo từng mức độ “hiểm” khác nhau của núi rừng Lâm Đồng: đèo chuối (Madaguoil), đèo Bảo Lộc (Bảo Lộc), đèo Prenn (Đà Lạt).Đèo chuối là con đường đèo đi từ Madaguoil đến Đạmbri (huyện Đạ Huoai) có nhiều khúc ngoặt gấp giữa hai bên rừng chuối xanh rì. Đi qua Đạmbri bạn sẽ đến con đèo Bảo Lộc với một bên núi cao, một bên vực thẳm.
Đèo Bảo Lộc mùa mưa luôn kín sương mù nên dù ban ngày vẫn phải bật đèn xe và đi thật chậm để tránh va chạm ở những khúc cua ngoạn mục. Đèo Bảo Lộc dài 10km hiện đã được tu sửa nên đường đi khá rộng song nơi này vẫn được xem là con đường “tử thần”, vì bởi dù thiên nhiên trên đèo rất đẹp nhưng vẫn cực kỳ nguy hiểm bởi vách núi và vực sâu.
Con đường đèo cuối cùng mà bạn sẽ đi qua để đến với thành phố sương mù Đà Lạt là đèo Prenn khúc khuỷu và vô cùng hiểm trở. Tuy nhiên, có lẽ đối với phượt thủ thì những con đường càng nhiều thách thức thì càng trở nên hấp dẫn và thú vị vì sau khi đi hết những chặng đường ngoạn mục ấy, nơi dừng chân sẽ là một vùng đất thật đẹp, thơ mộng và yên bình. Trên những hành trình của chúng ta, chinh phục và khám phá luôn đem lại cho trải nghiệm tuyệt với khó quên.
Theo Mytour