Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Những cái nhất trong 300 ngày vòng quanh thế giới của chàng trai Việt

Mỗi đất nước đi qua đều để lại những kỷ niệm khó quên với Trần Đặng Đăng Khoa. Anh chia sẻ nhiều điều thú vị trong hành trình 300 ngày đi vòng quanh thế giới của mình.


Trần Đặng Đăng Khoa (sinh năm 1987, Gò Công Tây, Tiền Giang ) đang thực hiện hành trình đi xe máy vòng quanh thế giới, qua 35 nước trong 2 năm. 

Đến nay, anh đã đi được 300 ngày và đang ở Lima, Peru (Nam Mỹ). Sau gần nửa chặng đường, chàng trai Việt ghi lại cho mình nhiều kỷ niệm khó quên: "Mỗi đất nước đặt chân đến, mỗi vùng đất đi qua, những con người được gặp và câu chuyện của họ, tôi lại thấy thế gian sao rộng lớn và nhiều màu sắc quá.", Đăng Khoa nói.

Sau 300 ngày du ngoạn, anh chàng 30 tuổi chia sẻ về những cái nhất thú vị trong hành trình vòng quanh thế giới của mình:

1. Số nước đã đi qua: 27 nước, gồm Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Nepal, Ấn Độ, Pakistan, Iran, Azerbaijan, Georgia, Bulgaria, Hy Lạp, Albania, Montenegro, Bosnia & Herzegovina, Croatia, Ý, Thụy Sỹ, Lichtenstein, Áo, Luxembourg, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Chile, Bolivia, Peru.

2. Nước ở lâu nhất: Chile và Peru (2 tháng).

3. Nước ở ít nhất: Lichtenstein và Luxembourg (1 ngày). 

4. Thành phố ở lâu nhất: Santiago thủ đô Chile, khoảng 1 tháng 15 ngày.

5. Số km đã đi: xấp xỉ 30.000 km.

6. Dùng hết 4 lốp xe.

7. Đã đổ khoảng 750 lít xăng, 40 chai dầu nhớt, 1 bộ nhông xích, 1 bộ bố nồi, 2 má phanh, 1 ron lốc nồi.

8. Nước lạnh nhất: Áo, Đức, Pháp.

9. Nước nóng nhất: Iran, Chile.


10. Đất nước có cảnh thiên nhiên đẹp nhất: Thuy Sĩ, Bolivia.

11. Đất nước có công trình cổ kính và hoành tránh nhất: Ấn Độ, Iran, Ý, Pháp, Đức.

12. Đất nước có kiến trúc nhà của đẹp mắt nhất: Ý, Hy Lạp, Peru.

13. Nơi người dân hiền lành, thân thiện nhất: Thái Lan, Nepal, Pakistan, Georgia, Hà Lan.

14. Nơi đắt đỏ nhất: Thụy Sỹ và Lichtenstein.

15. Nơi rẻ nhất: Nepal, Thái Lan, Iran.

16. Đất nước tiêu tiền nhiều nhất: Chile.

17. Nơi cao nhất đặt chân đến: Đỉnh đèo La Cumbre 4700 m ở Bolivia.

18. Nơi thấp nhất: Hà Lan.

19. Đoạn đường nguy hiểm nhất: Con đường tử thần North Yungas ở Bolivia.

20. Nơi hoang vu nhất đi qua: Sa mạc Balochistan ở Pakistan.

21. Các tôn giáo chính ở các quốc gia đã đi qua: Phật giáo, Hindu giáo, Hồi giáo Sunni, Hồi giáo Shite, Hỏa giáo, Chính thống giáo Đông phương, Thiên chúa giáo La Mã, Kỳ Na giáo, Sikh giáo,...

22. Các phương tiện di chuyển ngoài xe máy: tuk tuk, ricksaw và auto-ricksaw, buýt, metro, skytrain, xe đò, xe khách, taxi, xe lửa, máy bay, tàu biển, phà biển, thuyền trên sông, thuyền trên hồ và đi bộ rất nhiều.


23. Đã viết nhật ký chuyến đi được 568.700 từ.

24. Đã chụp xấp xỉ 43.000 tấm ảnh và video, tốn 320 GB dung lượng.

25. Thắng cảnh/di tích/địa điểm nổi tiếng đã đến: Hoàng cung của Phnom Penh, Hoàng cung Thái Lan, Patan Square hay các stupa ở Kathmandu, Taj Mahal và Agra Fort, Dehli gate ở Ấn, Lahore Fort và thánh đường Shah Faisal ở Pakistan, quảng trường Naghsh-e Jahan và cầu Si-o-She Pol ở Isfahan và tháp Azadi ở Tehran của Iran, Fire Temple ở Azerbaijan, thánh đường Svetiskhoveli ở Georgia, thánh đường ở Sofia ở Bulgaria, đền Pathenon, khu Meteora và Santorini ở Hy Lạp, thành Rome, thánh đường Milan, Florence, Tuscany, dãy Alps ở Thụy Sỹ, lâu đài Neuschwenstein ở Đức, tháp Eiffel ở Pháp, La Portera ở Chile, Uyuni và Lapaz ở Bolivia, Machu Picchu, Cusco ở Peru,...

26. Dùng hết 6 chai dầu gội đầu, 7 chai kem đánh răng loại vừa, 5 bàn chải đánh răng, 4 dao cạo râu, 13 sim điện thoại

27. Quần áo vừa đi vừa bỏ dần để giảm trọng lượng. Hiện chỉ còn 2 áo sơ mi, 1 áo thun, 2 áo thun dài tay, 2 quần dài tháo ống, 2 quần đùi, 1 đôi giày, 1 sandal, 1 đôi dép lào, 4 đôi vớ, 3 áo khoác, 3 đôi găng tay, 1 bộ áo mưa bộ, 3 khăn đa năng, 1 nón tai bèo, 2 khăn mặt, 1 khăn tắm,...

28. Số lần bị tai nạn: 0

29. Số lần bị bệnh: 0

30. Số lần bị thất tình: 1

31. Đã uống hết khoảng 30 lon/chai bia, 12 chai rượu vang, khoảng 10 con gà, 3 trái dưa hấu, 50 trái chuối, 250 trái nho.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

Tháng 4 chinh phục 3 cung phượt đẹp mê tim của miền Bắc

Mưa xuân dầm dề vừa kết thúc, nắng vàng le lói như rót mật trên khắp các nẻo đường. Tháng 4 với thời tiết giao mùa xuân-hạ vô cùng lý tưởng để hội mê xê dịch tha hồ set lịch rong ruổi và trầm mê trong cảnh sắc đẹp tê tim, đặc biệt là 3 cung phượt không quá khó mà vẫn hớp hồn các phượt thủ "chưa dày kinh nghiệm" dưới đây:

1. Hà Nội – Ba Khan – Mộc Châu


Nằm cách Thành phố Hòa Bình chỉ 50km và cách Hà Nội khoảng 130km, với giao thông thuận tiện nên các bạn có thể di chuyển bằng xe máy trong suốt cả hành trình. Được ví như “Thập diện mai phục” của Việt Nam, Ba Khan là điểm phượt đẹp mê mẩn với những con đường xuyên núi siêu “deep”, những mỏm đá sống ảo và những dòng thác hùng vĩ ẩn mình trong rừng trúc. 

Kẹp giữa hai địa danh quá nổi tiếng là Mai Châu và Mộc Châu, Đèo Đá Trắng đẹp như trời Âu hay thiên đường Ba Khan vì thế vô tình bị ẩn giấu và mới đây mới được cộng đồng travelholic vô cùng yêu thích. Đặc biệt là những đoạn cua tay áo giữa một bên là vách núi cao ngất, một bên là thung lũng xanh rì đẹp mê li.

Phượt cung này, chúng mình có thể nghỉ chân tại Ba Khan để thăm thú những dòng thác nguyên sơ dọc hành trình, tìm hiểu cuộc sống và ẩm thực của người dân bản địa với chi phí ăn nghỉ vô cùng rẻ. 
Từ Hà Nội, Từ Hà Nội bạn đi 60km đến thành phố Hòa Bình, đi thêm khoảng 40km nữa là đến chân đèo Thung Khe - đèo đá trắng, từ đây rẽ ngay ở ngã ba trước đèo Thung Khe để đến Ba Khan nhé!

Sau đó hãy lựa chọn Mai Châu hoặc thẳng tiến Mộc Châu để tiếp tục hành trình. Đặc biệt, thiên đường Mộc Châu thời điểm này trở nên vô cùng xinh đẹp với những mùa hoa cải vàng, ban trắng, hướng dương cùng khoe sắc rực rỡ.

2. Hà Nội - Kỳ Sơn - Mường Lống


Chẳng ai ngờ mảnh đất miền Trung nắng cháy như Nghệ An lại giấu kỹ một thung lũng đẹp tê tim với khí hậu trong veo, mát lạnh như Đà Lạt. Còn nguyên sơ và ít người biết đến nhưng khung cảnh quá ổn để tậu nghìn ảnh "deep" nên chắc chắn cung phượt không quá xa Hà Nội này chính là lộ trình đáng tham khảo cho những ai mê sống ảo đó nha!

Vùng đất tiên cảnh này nằm trong thung lũng trên một đỉnh núi cao tới 1.485m thuộc dãy Trường Sơn, xã Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. “Mường Lống” có nghĩa là cổng trời, với  những đám mây trắng bồng bềnh vắt từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. 

Để đến được Mường Lống, bạn có thể xuất phát từ Hà Nội đi Nghĩa Đàn đến Kỳ Sơn, Nghệ An. Từ thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, đi men đường đất theo những con đèo nhỏ, chinh phục những khúc cua quanh co tầm 50km, sau đó vượt qa “cổng trời Mường Lống” là đến nơi nhé! 

Trên cung phượt này, chúng mình còn có cơ hội được chiêm ngưỡng và chụp ảnh ở cánh đồng hoa hướng dương Nghĩa Đàn. Vào độ tháng 4, hướng dương đã bắt đầu chúm chím khoe sắc vàng óng dưới nắng, tạo nên vẻ phong tình, e ấp và vô cùng quyến rũ.

3. Hà Nội - Mộc Châu - Tà Xùa


Đây từ lâu đã được mệnh danh là cung phượt săn hoa, săn mây quyến rũ nhất nhì miền Bắc. Những con dốc mạo hiểm, những rừng hoa bát ngát, những thung lũng chìm trong biển sương, tất cả đã tạo nên một cung phượt đẹp đến ngỡ ngàng.

Trong cung phượt này, bạn sẽ được đắm chìm trong bầu trời trong xanh và màu xanh tươi mát của rừng chè Mộc Châu cùng các mùa hoa độ tháng 4 đua nhau nở rộ suốt dọc đường.

Đặc biệt là biển mây Tà Xùa hay vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ trong thung lũng được che chắn bởi các dãy núi khổng lồ.

Đừng quên chinh phục đỉnh Pha Luông trên cung phượt này, nơi vẫn được mệnh danh là "Nóc nhà cao nguyên Mộc Châu". Hoặc thử thách bản thân với những con dốc mạo hiểm mà đẹp tê tim như dốc Cun, dốc Kẽm nhé!

Theo Dương Phương - Foody

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Lịch trình phượt bốn điểm hút khách mùa hè

Bên cạnh những thành phố biển nổi tiếng thì các hòn đảo như Bình Ba, Lý Sơn, Nam Du, hay điểm cực Mũi Đôi đang được nhiều du khách yêu thích khi lựa chọn đi du lịch hè.

Lý Sơn, Quảng Ngãi


Thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Lý Sơn là hòn đảo được rất nhiều du khách săn đón trong mùa hè này. Chỉ sau 1h45 phút đi tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ bạn sẽ tới đảo. Ra Lý Sơn bạn có thể lặn ngắm san hô, tắm biển, hoặc thuê thuyền ra Đảo Bé. Ngoài ra, du khách còn được ăn hải sản và qua đêm ở nhà nghỉ trên đảo. Chi phí khoảng 700.000 đồng một người.

Lịch trình gợi ý: Bạn có thể đi tàu hoặc máy bay ra Quảng Ngãi, sáng 6h bắt xe buýt tới cảng Sa Kỳ, 6h30 bắt đầu bán vé, 8h tàu chạy, ở lại Lý Sơn và Đảo Bé hai đêm để tham quan và tắm biển.

Bình Ba, Khánh Hòa


Bình Ba là hòn đảo có sự phát triển mạnh mẽ về du lịch, đồng thời được nhiều du khách quan tâm. Chỉ cần bước chân lên Bình Ba là bạn có thể thuê xe máy chạy vòng quanh đảo, xuống những bãi tắm nước xanh biếc và lặn ngắm san hô.

Lịch trình gợi ý: Để đi Bình Ba bạn có thể đi máy bay, ô tô, tàu hỏa ra Nha Trang rồi thuê xe máy chạy vào cảng Ba Ngòi, đi tàu ra Bình Ba. Thời gian chơi trên đảo là hai ngày một đêm với chi phí khoảng 1,3 triệu đồng/người.

Mũi Đôi, Khánh Hòa


Vào dịp hè những bạn sinh viên thích du lịch bụi thường quan tâm tới trekking các điểm cực trong đó có Mũi Đôi, Vạn Ninh, Khánh Hòa. Để ra được Mũi Đôi bạn phải đi qua 4 km sa mạc cát và 8 km đường rừng, ở lại Mũi Đôi một đêm sau đó buổi sáng đón bình minh và đi trek điểm cực.

Lịch trình gợi ý: Bạn có thể đi tàu ra Tuy Hòa, thuê xe máy đi qua đèo Cả rồi chạy vào Đầm Môn. Sau khi gửi xe máy rồi đi vào nhà chú Hai để dẫn đường ra Mũi Đôi. Ở lại Mũi Đôi một đêm, hôm sau về lại Đầm Môn, chạy xe về Tuy Hòa. Kinh phí khoảng 1,2 triệu một người.

Nam Du, Kiên Giang


Đây là quần đảo thuộc tỉnh Kiên Giang đang rất được chú ý trong thời gian gần đây. Đặc biệt với người dân TP HCM thì đây là một điểm đến thích hợp cho những ngày cuối tuần. Chỉ cần 3 ngày nghỉ là bạn có thể đi Nam Du.

Nguồn Vnexpress

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Kinh nghiệm đi rừng an toàn nhất

Xu hướng du lịch khám phá rừng đã không còn xa lạ với nhiều người. Nhưng, để có một chuyến đi thú vị và an toàn, người tham gia phải nắm rõ những quy tắc nhất định. Vậy nên bài viết dưới đây Wanderlust Tips sẽ mách bạn những kinh nghiệm quan trọng nhất cho các chuyến đi rừng.


VẬT DỤNG BẤT LI THÂN


Du lịch rừng với địa hình đồi núi hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nhất là về ban đêm, ngoài ra còn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm rình rập, vì vậy đòi hỏi bạn phải là người có bản lĩnh, ưa nguy hiểm. Trước chuyến đi, việc chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho cá nhân rất quan trọng. Dưới đây là những vật dụng cần thiết cần mang theo:

- Ba lô (tốt nhất là ba lô bộ đội vì dã chiến, bền, nhiều ngăn)

- Quần áo mặc đi rừng là quần áo dã ngoại của quân đội (1 – 2 bộ) gồm: dầy cao su hoặc dép giọ, tất chống vắt, quần áo, mũ tai bèo)

- Quần áo lót, tất (đem nhiều, để còn thay khi ướt vì khi ướt, quần áo ngoài có thể uớt còn quần áo lót thì không thể để ướt)

- 01 bộ quần áo ấm để mặc khi ngủ ban đêm (vì ban đêm trong rừng rất lạnh)

- Đèn pin

- Dao, kéo

- Thìa, cốc nhựa

- Bật lửa

- La bàn

- Áo mưa (phải để ngoài cũng để khi cần có thể lấy thật nhanh)

- Tăng, võng, dây dù (loại võng của quân đội Mỹ và có màn chống muỗi)

- Thuốc (cảm cúm, sốt rét, đi ngoài, tăng lực, chè sâm, cao nóng, kem chống muỗi, thuốc bôi khi bị côn trùng cắn, bông băng…)

- 01 chai nước uống có hòa chè sâm

Tùy theo số ngày đi rừng mà bạn đem theo số lượng quần áo, thuốc men. Tuy nhiên không mang quá nhiều mà chỉ mang đủ, vừa phải để hành lý thật gọn nhé, giúp chuyến đi phải di chuyển nhiều cũng thuận lợi, dễ dàng hơn.

DI CHUYỂN TRONG RỪNG


Trước khi đi cần ăn mặc quần áo cẩn thận, kín, áo trong cho vào trong quần. Tuỳ điều kiện thời tiết, trời khô ráo thì dùng giầy, trời mưa đường trơn, nhiều vũng nước nên dùng dép. Bôi một vòng cao nóng quanh tất chống vắt để chống vắt bò lên trên. Bất kỳ phần da hở nào (như bàn tay, cổ, mặt) và các phần quần áo như cổ áo, cổ tay áo đều bôi kem chống muỗi giúp cho côn trùng, muỗi không đốt khi di chuyển. Khi đi trong rừng cần dẫm chắc chân để tránh trơn trượt. Mang theo một thanh gậy vừa tay làm “chiếc gậy Trường Sơn”. Chiếc gậy này vô cùng quan trọng, nó sẽ cứu bạn những lúc bị trượt chân và tạo sự chắc chắn khi di chuyển

Thời gian có thể đi được trong rừng từ 6h sáng đến 4h chiều. Do đó, bạn phải căn thời gian để đến đích, chỗ nghỉ cho hợp lý. Sau 4h chiều rừng đã bắt đầu tối. Đây là thời gian để ổn định chỗ ngủ và nấu cơm ăn tối.

Lưu ý nên thuê nguời dân địa phương đi cùng vì họ thông thạo địa hình sẽ tránh bị lạc và tìm được nhiều đường đi tắt. Ngoài ra người dân địa phương khoẻ nên sẽ giúp mang đồ giúp. Hơn nữa họ nói được tiếng dân tộc của họ nên sẽ giúp bạn phiên dịch khi gặp người địa phương khác.

Đừng bao giờ vượt qua con suối, cho dù nó còn cạn vào buổi sáng. Nước có thể bắt đầu dâng cao do mưa, lũ đầu nguồn khi bạn quay về. Hãy đợi nước rút, ngay cả khi phải ngủ lại trong rừng. Khi nước rút hãy dùng sợi dây chắc chắn để buộc vào gốc cây ven suối. Cùng sợi dây vượt qua bên kia rồi buộc chặt đầu còn lại để giúp người đi sau vượt suối.

ĂN UỐNG TRONG RỪNG


Việc đảm bảo vệ sinh ăn uống trong chuyến đi rất quan trọng. Bạn cần nhớ nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Bữa sáng là bữa quan trọng nhất vì nó cung cấp năng lượng cho cả ngày, vì thế bạn phải ăn thật no. Bữa trưa thường ăn trong khi đang di chuyển nên chỉ ăn được đồ khô như lương khô, bánh.

Khi khát, uống nước tăng lực rất hiệu quả. Dọc đường uống chè sâm vừa đỡ khát, vừa khỏe người. Kinh nghiệm cho thấy, nếu một buổi đi phải uống bốn chai nước khoáng thì khi pha thêm chè sâm vào, bạn chỉ cần uống hết một chai thôi.

Hơn thế nữa, lon nước không chỉ giúp giải khát mà vỏ lon còn có thể trở thành chiếc nồi nấu nước, nấu mì gói “cực đỉnh” khi bạn cần một bữa ăn.

NGỦ TRONG RỪNG


Giấc ngủ rất quan trọng cho một chuyến đi dài. Khi ngủ trong rừng bạn cần chọn một vị trí địa hình bằng phẳng, thông thoáng. Tuyệt đối, không chọn chỗ dưới chân núi có nhiều đá. Chỗ ngủ phải nằm xen giữa hàng cây để đề phòng mưa bão. Mắc võng ngủ với độ cao từ 0,8 – 1m, dưới võng phải phẳng không có tảng đá hay vật nhọn nào. Chọn những cây chắc chắn để mắc võng nếu không sẽ rất nguy hiểm. Buổi tối ngủ phải nhóm lửa, giúp giữ ấm và xua đuổi thú dữ. Khi đi vệ sinh cần chú ý nhìn lên nhìn phía trên, đề phòng đá lăn.

ĐỀ PHÒNG VÀ XỬ LÍ KHI BỊ CÔN TRÙNG,THÚ TẤN CÔNG


Đối với vắt

Đối với vắt thì dùng biện pháp bôi cao nóng quanh tất chống vắt để phòng không cho vắt bò lên. Trong trường hợp bị vắt cắn, có thể dùng các biện pháp như lấy bật lửa đốt, dùng cao bôi vào con vắt, dùng muối + ớt chấm vào nó,…

Đối với ruồi vàng

Khi bị ruồi vàng đốt, phải thật bình tĩnh dùng bật lửa hơ đít con rưồi vàng để nó rút vòi đốt ra khỏi người mình. Nếu theo phản xạ tự nhiên thấy ngứa lấy tay dựt nó ra thì cái vòi của nó vẫn chưa được rút ra khỏi thịt. Nếu trường hợp đó xảy ra, chỗ thịt còn vòi của con ruồi vàng sẽ bị thối và ngứa dai dẳng trong suốt ba năm .

Đối với hổ

Hổ sợ nhất là vật nhọn (cho nên khu vực rừng nứa, rừng lau thường không có hổ), cũng do đó khi đi trong địa phận có hổ cần đeo sau lưng một cây gậy dựng đứng lên trời. Khi gặp hổ thì cứ cầm con dao nhọn giơ trước mặt hướng mũi dao lên trời hổ sẽ sợ mà tự bỏ đi.

Đối với rắn

Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì dùng tagô băng ngay. Khi bị cắn nhưng chỗ không băng được thì không có cách nào khác là dùng dao rạch đứt chỗ cắn cho rộng ra đê máu chảy thoải mái tự do ra ngoài. Chảy đến khi người bệnh ngất lịm đi thì băng bó lại.

ĐỀ PHÒNG CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM


Nguy hiểm về thiên nhiên

Khi cắm trại ở gần sông, suối thì nên cẩn thận khi tắm rửa, giặt giũ. Tuyệt đối không nên lai vãng đến khu vực trên đỉnh các ngọn thác, rất dễ tai nạn.

Nếu trời mưa, dù to hay nhỏ cũng phải di chuyển lên cao. Vì ở rừng, lũ về rất bất chợt, cực kỳ nguy hiểm. Nếu trời không mưa mà thấy nước tự nhiên chuyển qua màu đùng đục, có lá mục trôi xuống thì cũng nên di chuyển lên cao. Vì đó dấu hiệu có thể lũ sắp về.

Nguy hiểm từ con người

Đi rừng cũng có nhiều khả năng gặp lâm tặc. Bạn cũng có thể sa vào bẫy thú rừng, hoặc gặp thuốc nổ, châm điện ở các suối mà lâm tặc dùng để bắt cá. Lâm tặc thường làm lán ở lại lâu ngày và đa số rất bặm trợn. Nên tránh xa lán, trại của họ. Nếu có đụng mặt thì chỉ cười, nói xã giao vài ba câu rồi đi. Không phải ai cũng nguy hiểm nhưng đề phòng vẫn tốt hơn.

Lạc rừng

Đi rừng rất dễ bị lạc. Nếu như không có người dẫn đường ta nên đi theo đường mòn của dân đi chở củi, làm gỗ. Hết đường mòn thì dừng lại, cắm trại, sinh hoạt. Nếu lạc thì tìm đến sông suối và đi theo hướng nước chảy thể nào cũng về dưới xuôi. Vừa tránh bị khát, vừa tìm người để thuê họ dẫn về.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

10 đường đèo phượt thủ Việt không nên bỏ qua trong đời

Bạn sẽ “ngộp thở” khi một lần đứng trước không gian bao la, hùng vĩ của Mã Pì Lèng, Ô Quy Hồ hoặc đèo Pha Đin.


Mã Pì Lèng: 


Nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc, Mã Pì Lèng là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Hà Giang. Tên gọi Mã Pì Lèng được dịch ra là “Sống mũi ngựa”. Đây là một trong “tứ đại đỉnh đèo” nổi tiếng được nhiều phượt thủ yêu thích. Cung này có độ dài khoảng 20 km, uốn quanh đỉnh núi cao 2.000 m. Mã Pì Lèng còn được mệnh danh là “vua của những cung đường hiểm trở” ở Việt Nam. Cung đường không chỉ thu hút người ưa xê dịch mà cả các nhiếp ảnh gia bởi khung cảnh đẹp ngoạn mục. 

Đèo Pha Đin: 


Nằm trên quốc lộ 5, thuộc địa phận 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên, đèo Pha Đin có độ dài 32 km. Pha Đin trong tiếng Thái còn có nghĩa là “trời và đất”, ý nói nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Cung đường để lại ấn tượng khó quên bởi những dốc cua hiểm trở, khung cảnh bình yên của những bản làng nằm lác đác dưới chân đèo.

Ô Quy Hồ: 


“Vua đèo Tây Bắc” Ô Quy Hồ có tổng chiều dài gần 50 km nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Đèo nằm ở độ cao 2.000 m. Nơi đây được nhiều phượt thủ đánh giá là nguy hiểm vì có nhiều vực sâu thăm thẳm. Tuy nhiên, nếu vượt qua nỗi sợ và đến được đỉnh đèo, bạn sẽ có cơ hội được hòa mình thiên nhiên rộng lớn, giữa biển mây bồng bềnh.

Đèo Khau Phạ: 


Cũng là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, cái tên Khau Phạ nhắc người ta nhớ ngay tới con đèo hiểm trở, dài hơn 30 km, vắt mình giữa hai huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải, Yên Bái. Đèo để lại “ám ảnh” với nhiều người bởi các khúc quanh co, khúc cua gấp, một bên là thung lũng, một bên là núi cao dựng đứng. Con đèo này còn thử thách phượt thủ bởi vào những ngày sương mù, đường trở nên khó đi hơn vì không có rào chắn hay bất kỳ biển cảnh báo nào. Khau Phạ cũng là con đường huyết mạch nối Yên Bái với Lai Châu và Lào Cai. 

Đèo Mã Phục: 


Đây là con đèo đẹp được nhắc tới nhiều trên trục đường quốc lộ 3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22 km, thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh. Sở dĩ đèo có tên Mã Phục là vì hai bên đường quốc lộ có hai khối đá vôi, thành dựng đứng vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Phong cảnh hai bên đèo cũng ghi điểm với nhiều người, tới đây vào mùa xuân bạn sẽ được dịp nhìn thấy những cánh đồng hoa tam giác mạch. 

Đèo Thung Khe: 


Hùng vĩ và mang dáng dấp của một ngọn đồi phủ tuyết, đèo Thung Khe từng nhận được sự chú ý của nhiều bạn trẻ sau khi MV của một nữ ca sĩ ra mắt. Đèo nằm trên đường quốc lộ 6, thuộc địa phận hai huyện Tân Lạc và Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Theo kinh nghiệm của nhiều người từng đến đây, du khách sẽ được dịp trải nghiệm 4 mùa trong một ngày tại đèo. Nhiệt độ sẽ giảm dần từ sáng đến chiều tối.

Đèo Sa Mù: 


Đèo Sa Mù là con đèo hiểm trở bậc nhất miền tây Quảng Trị, có độ dài 19,8 km nối hai xã Hướng Phùng và Hướng Việt thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đèo có độ cao gần 1.400 m so với mặt nước biển giáp biên giới Việt Lào. Nơi đây có nhiều dốc đứng, quanh co, thường có sương mù và mây phủ trắng. Nếu chinh phục con đường Trường Sơn “huyền thoại”, bạn sẽ khó quên nếu đi qua đoạn đèo này.

Đèo Hải Vân: 


Trải dài 20 km từ Huế đến Đà Nẵng, đèo Hải Vân cắt ngang dãy núi Bạch Mã. Tuy có nhiều đoạn nguy hiểm, con đèo vẫn thu hút nhiều khách du lịch đến ngắm cảnh hay những cặp đôi chụp ảnh cưới.

Đèo Cả: 


Đèo Cả nằm trên quốc lộ 1A nối liền hai tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa với độ dài chừng 12 km. Đây là một trong những đèo có địa hình hiểm trở ở miền Trung. Đi ngang qua, bạn sẽ thích thú trước khung cảnh một bên là biển một bên là rừng núi hoang sơ.

Đèo Hòn Giao: 


Đèo Hòn Giao nối thành phố biển Nha Trang với thành phố hoa Ðà Lạt, thuộc Cung đường xanh Tây Nguyên. Đèo cao 1.700 m, dài 33 km. Đèo còn được biết đến với những tên gọi như đèo Khánh Lê, Khánh Vĩnh, Bidoup, Long Lanh hay nổi hơn là đèo Omega. Trên suốt đoạn đường này, du khách sẽ dễ dàng nhận thấy sự thay đổi giữa miền duyên hải nắng nóng sang vùng cao nguyên sương mù se lạnh. Vào những tháng gần Tết, sương phù phủ kín lối đi. Ảnh: Huỳnh Trung.