Xem thêm: Kinh nghiệm chuẩn bị khi đi Phượt
Ở đây, bạn sẽ còn được tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng của người dân phố núi dịu dàng mà mãnh liệt, thưởng thức những bình rượu cần hay những giọt cà phê nguyên chất trên những chặng đường đi. Tây Nguyên làm cho người ta dễ say lòng và muốn quay trở lại lần nữa.
Độ dài: 1015 km
Thời gian thích hợp: tháng 12 đến tháng 4
5 Cung đường phượt Tây Nguyên
Chinh phục 5 đường đèo nổi tiếng ở Tây Nguyên, bạn sẽ trở thành những tay lái lụa trên đường đua mạo hiểm giữa thiên nhiên với những cảm xúc hạnh phúc, sung sướng không thể nào quên.Đèo Hải Vân (ranh giới giữa Huế và Đà Nẵng)
Dây là nơi không thể bỏ qua với những ai thích chinh phục, khám phá. Với độ dài 20 km và chiều cao 500 m so với mực nước biển, ngọn đèo cắt ngang dãy Bạch Mã này trước đây từng là tuyến đường giao thông huyết mạch, nhưng từ khi có hầm Hải Vân, nơi đây trở thành đoạn đường dành riêng cho những ai thích ngắm cảnh, chinh phục.Đứng từ Hải Vân quan nhìn về phía Đà Nẵng, bạn được chiêm ngưỡng thành phố biển xinh đẹp, bán đảo Sơn Trà, cảng Tiên Sa hay Cù Lao Chàm... Trong khi đó, Huế hiện lên qua dải cát trắng mộng mơ của bãi biển Lăng Cô. Đặc biệt, nếu xuất phát từ Huế trước khi chinh phục Hải Vân, bạn sẽ qua hai đèo là Phước Tượng và Phú Gia cũng không kém phần mạo hiểm.
Đèo Hòn Giao (ranh giới giữa Nha Trang và Đà Lạt)
Có chiều dài lên đến 33 km và nằm ở độ cao 1.948 m so với mực nước biển, đây là một trong những đường đèo dài nhất Việt Nam. Đường đèo đẹp mê hồn này hấp dẫn những người chinh phục cả về độ nguy hiểm lẫn cảnh sắc. Đi qua địa phận Đà Lạt, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác leo đèo trước khi đổ đèo và tiến đến thành phố biển Nha Trang xinh đẹp.Càng lên cao, cung đường đèo Hòn Giao càng hiểm trở và thơ mộng với núi non hùng vĩ. Nếu đi vào buổi trưa, bạn sẽ thấy cảnh tượng bầu trời trong xanh không một gợn mây, phía dưới thung lũng sâu và bên đường thỉnh thoảng là những thác nước, dòng suối nhỏ uốn lượn đổ xuống dưới chân núi. Tại độ cao 1.500 m, đèo có một điểm dừng chân tại dòng thác trắng xóa tựa như dải lụa trên nền đá đen, đổ xuống thung lũng.
Đèo Đắk Nuê (xã Đắk Nuê, huyện Lắk, Đắk Lắk)
Là cung đường nối liền sang địa phận tỉnh Lâm Đồng, đèo Đắk Nuê có phong cảnh khá đẹp với một bên là núi đá, một bên là những thung lũng xanh mướt nằm hun hút bên dưới. Đèo Đắk Nuê cũng có không ít những khúc vòng cua tay áo hay gấp khúc đầy bất ngờ. Một phần vì mải mê ngắm phong cảnh bên dưới và hai bên đường quá đẹp khiến bạn mất tập trung.Đèo Cả (ranh giới giữa Phú Yên và Khánh Hòa)
Đèo Cả với chiều dài 12 km, nằm ở độ cao 333 m cắt ngang dãy Đại Lãnh ở nơi giáp ranh của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, đèo Cả được mệnh danh là một trong những đèo lớn và hiểm trở nhất tại miền Trung Việt Nam. Đèo Cả nguy hiểm bởi độ dốc lớn, lưu lượng xe tải nhiều, nhiều đoạn đường liên tục được sửa chữa khiến tầm nhìn bị che khuất. Đèo Cả khiến các phượt thủ “quên lối về” bởi nếu nhìn lên cao bạn sẽ thấy hình ảnh núi đá bia, di tích nổi tiếng ở Phú Yên và bên dưới là vịnh vũng Rô.Đèo Chuối (xã Liêng Sa Rôn, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng)
Đèo chuối có độ dài khoảng 10 km, đèo Chuối có những vực sâu hàng trăm mét, xảy ra rất nhiều vụ tai nạn thảm khốc. Dọc cung này liên tục có các biển báo: “Đèo Chuối đường dốc quanh co liên tục, lái xe cẩn thận”. Con đường ở đèo Chuối nhiều đoạn men theo sườn núi, dốc sâu thăm thẳm, nhiều đoạn băng qua giữa đồi núi, không ít ổ gà, đường dốc và nhiều xe tải qua lại khiến tầm nhìn bị che khuất, đặc biệt là những khúc cua vòng.Xem thêm Cung đường Phượt Tây Bắc Bộ