Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Kinh nghiệm Phượt chùa hương bằng xe máy

Chùa hương là một địa điểm du lịch cũng như tín ngưỡng nổi tiếng. Nơi đây còn được mệnh danh là “lễ hội vui nhất trời nam”bởi vì mỗi khi Hương Sơn vào hội nơi đây có số lượng du khách xa gần từ khắp nơi về dự lễ hội rất đông cộng với một không gian rộng lớn và thời gian tổ chức lễ hội kéo dài. Dù người đi đến thăm quan Chùa Hương vào bất cứ thời điểm nào cũng mang trong mình một cảm xúc thổn thức khó tả khi hành hương về cõi phật. Đây là một trong nét đẹp văn hóa “uống nước nhớ nguồn” đã được truyền qua bao đời nay của người dân Việt.


Nếu bạn đang có ý định đi Du lịch Chùa Hương bằng xe máy thì dưới đây là kinh nghiệm rất cần thiết cho bạn. Cùng tham khảo nhé.

Cung đường từ Hà Nội lên Chùa Hương bằng xe máy

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì. Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

Tham khảo tour chùa hương của Vietravel

Đi Chùa Hương bạn hoàn toàn có thể đi trong ngày, vào mùa lễ hội Chùa Hương, do dân tình ở xa đến nên hay nghỉ trọ lại 1 đêm rồi sáng hôm sau mới đi lễ. Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra, dọc hai bên suối Yến là những dãy núi nhấp nhô với nhìu hình dáng kỳ lạ. Khi cập bến bạn đi bộ một đoạn để tới với chùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích. Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp.

Ghi chú: đoạn từ Bình Đà đến thị trấn Kim Bài hay có Áo Vàng đứng ở đoạn giữa cánh đồng. Công an giao thông hay bắt các lỗi nhỏ như không gương, thiếu giấy tờ. Các bạn đi nên mang theo giấy tờ đầy đủ.

Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

Với du khách nước ngoài đi du lịch Chùa Hương, giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi. Ngoài ra có cả dịch vụ xuồng máy nữa đấy. Giá cáp treo là 120.000 cho 2 chiều và 80.000 cho 1 chiều.

Xem thêm: Kinh nghiệm chuẩn bị đi Phượt

Ăn uống tại Chùa Hương

Ăn uống ở Chùa Hương vào mùa lễ hội sẽ rất đắt. Dọc hai bên đường lối lên Hương Tích có rất nhiều nhà hàng và quán bán đồ lưu niệm. Có đầy đủ dịch vụ Ăn Ngủ Nghỉ cho Phật Tử dọc hai bên đường lên núi.
Đặc sản ở chùa hương:  mơ Chùa Hương, Rượu Mơ, Chè Củ Mài, Chè Lam, Rau Sắng, bạn cũng có thể mua phong lan rừng …

Mơ chùa Hương

Lưu ý:

- Cứ quán to thì vào, không vào quán lụp xụp.
- Tránh ăn các món như phở, bún, bánh cuốn…Đặc biệt không nên ăn thịt thú rừng vì chất lượng không tốt.
- Không nên ăn uống quá nhiều, vì dịch vụ vệ sinh nơi đây chưa được hoàn thiện, sẽ gây bất tiện. Nếu đi vào các ngày thường, khu vệ sinh dọc đường lên động còn bị khóa cửa…các bạn phải thiên nhiên thôi.

Vệ sinh tại Chùa Hương

Du khách đến với Chùa Hương sử dụng khá nhiều đồ ăn và thải nhiều rác gây ô nhiễm. Ban quản lý cũng xây dựng và bố trí những thùng rác công cộng, tuy nhiên vẫn không đủ cho lượng rác lớn. Nhiều người vô tình hay cố tình vứt rác bừa bãi tạo một môi trường ô nhiễm. Du khách nên có thái độ bảo về môi trường, bảo vệ nơi tâm linh được sạch sẽ.
Vấn đề móc túi tại Chùa Hương

Do vào mùa lễ hội đông người đến du xuân nên tình trạng móc túi vẫn còn xảy ra, du khách nên để ý, cất kỹ điện thoại, ví tiền và những đồ dùng cá nhân. Những kẻ xấu thường lợi dụng lúc đông người để móc túi trắng trợn. Du khách nên để ý để bảo vệ tài sản cá nhân

Nên xem: Cung đường Phượt Tây Nguyên

Các tuyến tham quan

Tại quần thể khu di tích Chùa Hương có khá nhiều địa danh để bạn có thể khám phá. Ngoài những cái tên nghe quan như Bến Đục, Suối Yến còn có Đền Trình, Thiên Trù, Động Hương Tích…
Các tuyến tham quan gồm có:
- Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích
- Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài
- Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm
- Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn


Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm Phượt chùa Hương bằng xe bus.

Xe bus đi Chùa Hương

Nhiều bạn sinh viên hay chọn cách đi Chùa Hương bằng xe buýt. Điểm đón xe buýt đi Chùa Hương là ở bãi xe Hà Đông cũ, trên đường Trần Phú. Đi đến bãi xe này bằng tuyến xe bus số 1 hoặc 2 đi Hà Đông, khi lên xe bạn nhớ hỏi lái xe cho dừng ở bến xe Hà Đông cũ, bắt xe buýt đi Chùa Hương.

Số xe bus là 211, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa). Như vậy là bạn có thể bắt xe từ đầu tuyến tại Bến Xe Mỹ Đình, hoặc đi xe bus số 1 hoặc 2 qua Nguyễn Trãi dừng ở bến xe Hà Đông cũ để bắt xe số 211 này.

Bây giờ có xe bus đi chùa Hương từ bến xe Yên Nghĩa rùi. Giá vé là 10k/khách nhưng ngày lễ hội có thể cao hơn. Đi xe máy từ Hà Đông khoảng 60km.

Các loại chi phí khác

- Giá gửi xe máy là 20k/chiếc. Các bạn có thể đến ban quản lí bến đò suối Yến đi đò chất lượng cao có 6 chiếc ghế nhựa đó.
- Giá là 240k/thuyền 6 người (không đi đủ 6 người vẫn phải trả 240k/thuyền) lái thuyền lịch sự và chờ khách trong đó chở ra chứ không quay lại đón khách như nhiều đò khác. Hơn nữa còn có cả số điện thoại của ban quản lí nên nếu có vấn đề như vậy thì sẽ được xử lý ngay. Ngoài ra giá đò của người dân là 35k/khách (cái này cần nói rõ ràng trước khi khởi hành).
- Giá vé thắng cảnh là 50k/khách.
- Giá vé cáp treo là 80k/người/ lượt, khứ hồi 120k/ người. Cách tốt nhất là đi bộ lên và đi cáp treo xuống. Nên đi bộ lên vì còn hứng sẽ leo nhanh hơn và cáp treo lượt xuống cũng ít người đi hơn cáp treo lượt lên.
- Đò Đức Hạnh 3 người/ thuyền 600.000 đồng, rồi kêu người khác chèo. Trong khi nếu bạn tự mua vé tham quan + vé đi thuyền + tip cho lái đò + 2 xe ôm đi từ chỗ đậu xe buýt đến bến thuyền cho 3 người thì chưa đến 300,000 đồng. Nếu các bạn định đi đò

Nên xem thêm Cung đường Phượt ven biển

Lưu ý khác

Hầu hết các quán ven đường đi lên động Hương Tích đều nổi tiếng là “chặt chém” khách, vì vậy chị em cố gắng mua sắm ở nhà và mang theo những thứ cần thiết như: nước uống, đồ ăn nhẹ,…nếu mệt có nhu cầu thuê chiếu nghỉ ngơi hoặc bất đắc dĩ phải mua gì thì cần mặc cả trước cho rõ ràng.
-  Nên đi theo nhóm khoảng 6- 7 người, vì khi đi theo nhóm, các dịch vụ sẽ đáp ứng tốt hơn. ( Đi lẻ 1,2 người thì dịch vụ đò, tiền chờ đò sẽ nhiều hơn. Khi đi cáp treo phải chờ đợi vì đủ người họ mới đi (khoảng 20 người)
-  Nên chuẩn bị thật nhiều tiền lẻ, mặc dù ở Chùa có dịch vụ đổi tiền chẵn lấy tiến lẻ  nhưng bạn sẽ bị thiệt khi đổi kiểu 10 lấy 7.
- Khi đi không nên mang quá nhiều đồ, sẽ rất mệt nếu phải ôm nhiều đồ lỉnh kỉnh trên đường leo núi
- Không nên ham rẻ mà mua quá nhiều đồ trên đường vãn cảnh
- Không nên tham gia các trò chơi lừa bịp như ba cây, đánh cờ… vì những người tham gia toàn là người của họ cài vào. (Nếu đi lễ hội mới có, ngày thường không thấy)
-  Khi đến các chùa, suối giải oan, ở đây có nhiều người xem bói nhưng thực chất chỉ là nghiệp dư, các bạn không nên xem để rồi lại phải lo nghĩ.
- Tốt nhất nên mang theo đồ ăn, nước uống vừa đảm bảo lại vừa tránh bị chặt chém. (Giá nước tháng 10/2013 : chai nước Aquafina = 10k, trà xanh không độ = 15k, C2= 10k…)

Vào dịp lễ hội đầu xuân tránh đi vào thứ 7, chủ nhật. Thường là rất đông, nhiều khi tắc đường ko đi nổi.