Từng xuất hiện trong bộ phim "Tèo em", cây cầu Gãy tại Bình Dương liên tục được giới trẻ truyền tai nhau, trở thành điểm check-in chất lừ không thể bỏ qua.
Cầu Gãy - Cầu Sông Bé
Được xây dựng từ khoảng những năm 1920, cầu Gãy hay còn gọi là cầu Sông Bé gây ấn tượng với du khách mỗi khi ghé ngang qua.
Cầu đã bị đứt một nhịp
Cầu Gãy bị đứt một nhịp cầu giữa, song vẫn không ảnh hưởng nhiều đến giao thông nơi đây. Bên cạnh cầu Gãy là cây cầu Phước Hòa, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân địa phương.
Thánh địa sống ảo của giới trẻ Bình Dương
Bao năm qua, cầu Gãy mang một sứ mệnh khác đó là trở thành "thánh địa" sống ảo của những ai thích sự liều lĩnh. Nhiều bạn trẻ đi ngang qua đây đã không quên ghé lại chụp hình check-in với nhiều góc máy ấn tượng, độc đáo.
Không gian ma mị
Khung cảnh rừng cao su hoang vu, đìu hiu hòa cùng dáng vẻ cũ kỹ, ố đen trên thân cầu tạo nên một không gian đầy ma mị, ẩm ương. "Mình và đám bạn đi phượt, nghe nói Bình Dương có cây cầu độc lạ nên mình ghé thử.
Đường đi đến cầu Gãy
Nếu ai ưa khám phá, thích chinh phục những điều kỳ bí thì cầu Gãy là một địa điểm rất đáng để trải nghiệm. Cách TP.HCM khoảng 70 km, đến cầu Phước Hòa, bạn nhìn bên tay phải rẽ vào sẽ thấy một ngôi miếu nhỏ. Men thẳng theo con đường 800 m, xuyên qua cánh rừng cao su, bạn sẽ đến được địa điểm này. Những năm gần đây, cây cầu trở thành điểm tụ tập vui chơi vào xế chiều của nhiều bạn trẻ ở Bình Dương. Bắp luộc, cá nhảy nấu măng chua là hai món đặc sản bạn không thể bỏ qua nếu có dịp ghé đến cầu Gãy.
Lưu ý an toàn
Với khung cảnh tuyệt đẹp, hữu tình, nơi đây ngày càng thu hút đông đảo bạn trẻ đến khám phá, chụp ảnh. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý về độ an toàn khi đến đây, không leo lên thành cầu, đứng sát mố cầu hay những nơi nguy hiểm để sống ảo.
Nguồn: tổng hợp