Xem thêm: 8 địa danh du lịch nổi tiếng của Phú Yên
Nói tới du lịch Phú Yên chúng ta phải nói đến Gành Đá Đĩa, Vịnh Vũng Rô, Đầm Ô Loan, đi kèm với đó là nhiều món ăn hải sản đặc trưng của vùng. Dưới đây là tổng hợp một số thông tin về du lịch Phú Yên, các bạn cùng tham khảo trước khi đến với mảnh đất Xứ Nẫu nhé!
Đi đến Phú Yên
Đi tới Phú Yên hiện nay không khó, có nhiều cách để tới mảnh đất này như: tàu hỏa, xe khách giường nằm hay đi máy bay tới Tuy Hòa.Xe khách đi Phú Yên
Xe Thuận Thảo từ tp Hồ Chí Minh (bến xe Miền đông) đi Tuy Hòa
Nhà xe Thành Ban (nằm bên bến Phú Lâm – TP.Tuy Hòa – T. Phú Yên)
Nhà xe Cúc Tư (65 lê lợi, Tp Tuy Hòa Phú Yên)
Nhà xe Bình Phương (74 Nguyễn Tất Thành, TP.Tuy Hòa, Phú Yên)
Địa điểm du lịch Phú Yên
Vũng Rô – Núi Đá Bia
Còn gọi là Thạch Bi Sơn, dân gian tương truyền là Núi ông, nằm ngay trên đèo Cả (giáp ranh giữa Vũng Rô – Phú Yên và Đại Lãnh – Khánh Hòa) .Vừa tới địa phận Phú Yên bạn sẽ thấy cảng Vũng Rô nằm phía dưới chân Đèo, từ đó bạn xuống đèo, khoảng lưng chừng đèo bạn sẽ thấy có con đường đi lên núi đá Bia (sát khu du lịch Hoàng Long ), bạn sẽ phải gởi xe và đi bộ khoảng 2 tiếng rưỡi là tới Đá Bia. Vịnh Vũng Rô được bao bọc trong ba dãy núi cao là Đèo Cả, Đá Bia và Hòn Bà. Vũng Rô có 12 bãi nhỏ là Bãi Lách, Bãi Mù U, Bãi Ngà, Bãi Chùa, Bãi Chân Trâu, Bãi Hồ, Bãi Hàng, Bãi Nhỏ, Bãi Chính, Bãi Bàng, Bãi Lau, Bãi Nhãn. Mỗi bãi có một đặc điểm riêng nhưng đều hữu tình với những cung biển xanh ngát, những triền cát trải dài phù hợp cho khách tham quan, tắm biển hay thưởng thức hải sản. Du khách cũng có thể thuê thuyền của ngư dân ra biển khám phá cái bao la của đại dương hay chinh phục đỉnh Đá Bia lúc nào cũng chìm trong sương trắng gần đó.
Nằm dưới chân đèo Cả thuộc địa phận Phú Yên, đi bộ lên ngọn Hải Đăng ngắm bình minh hoặc hoàng hôn ở đây là thú vị nhất. Bạn có thể ở lại đó và ăn tối nếu muốn.
Hướng dẫn đi Mũi Điện:
Cách 1: Hoà Hiệp – Phước Tân – Bãi Ngà khoảng 24 km là đến Bãi Môn – Mũi Điện nên đi cách này vì đường đi ít xe, mát. Đi đường QL1A sẽ phải qua Đèo Cả, đường nhiều xe mà phải lên đèo nữa.
Cách 2: theo quốc lộ 1A khoảng 25 km đến lưng chừng đèo Cả, gặp đường xuống Vũng Rô, đi theo đường nhựa về phía Đông khoảng 5 km là đến Bãi Môn – Mũi Điện.
Cách 3: đi kết hợp với thăm quan Đại Lãnh (vạn ninh – Khánh Hòa). Bạn tới Đại Lãnh bằng ô tô hoặc tàu hỏa, nghĩa là đi vượt quá Mũi Điện12 km để xem biển Đại lãnh nằm vùng ráp gianh giữa Khánh Hòa và Phú Yên (rồi sau bắt xe ôm ngược lại). Có thể đi bằng ô tô, hoặc tàu hỏa, ngày có 1 chuyến từ Tuy Hòa đi Nha Trang (chạy Tuy Hòa lúc 13h45 đến ga Đại Lãnh lúc 15h15) và 1 chuyến ngược lại (chạy Nha Trang lúc 6h50 đến ga Đại Lãnh lúc 8h33).
Vị trí nằm trong trung tâm tp Tuy Hòa (di tích của người Chăm). Nếu bạn đi theo đường cầu Đà Rằng cũ vào tp thì đi thẳng tới ngã tư Nguyễn Tất Thành và Trần Hưng Đạo rẽ trãi về Trần Hưng Đạo gặp ngã tư có cổng chào Tp Tuy Hòa, bạn rẽ phải đi thẳng là tới ngay chân núi Nhạn, chạy lên hết dốc, gửi xe, ngắm cảnh và làm vài tấm với tháp Nhạn của người Chăm, (đi lúc tối sẽ đẹp hơn).
Núi Nhạn chỉ cao khoảng 60m, nhưng lại tạo thành một dấu nhấn cho thành phố Tuy Hòa. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng tòa Tháp Chăm đã chừng 800 năm tuổi. Đường lên Tháp rộng, bạn có thể đi xe lên tận khu di tích. Từ đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Tuy Hòa, con sông Ba uốn lượn nên thơ bên dưới và cả núi Đá Bia tận phía trời xa.
Tháp Nhạn là một trong những Tháp Chăm cổ lớn, cao khoảng 24m, với chân Tháp có cạnh vuông 5m, thờ Bà Chúa Thượng Đỉnh. Ngoài khu vực tháp là một khoảng không gian cây xanh đầy bóng mát, chắc chắn đã là nơi ghi dấu các cuộc tình thơ đẹp của nhiều người.
Núi Chóp Chài thuộc tp Tuy Hòa, để đi tới đây bạn đi thẳng theo đường Nguyễn Tất Thành hướng đi Hà Nội, đi khoảng 4,5 km từ trung tâm tp, bạn hỏi thăm đường lên núi Chóp Chài. Chạy xe lên tới đỉnh ngắm nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp của tp Tuy Hòa và các vùng lân cận.
Nhìn từ xa, gành trông như những chồng đĩa trong lò gốm hay những bậc tam cấp nhô ra ngoài biển. Đến đó, du khách có thể dạo chơi trên những tầng đá, cảm nhận vị mặn của biển, cái rát nhẹ của gió, cảm giác ồn ào của những đợt sóng đập mạnh vào bờ, hay ngắm những đoàn thuyền trên biển. Sau khi thỏa thích dạo chơi trên gành, bãi tắm trải dài gần 3km hứa hẹn mang đến cho du khách những giây phút thư giãn.
Hướng dẫn đi: Gành Đá Đĩa thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Cách tp Tuy Hoà khoảng hơn 30km theo hướng quốc lộ 1A đi Hà Nội, tới Ngã ba Chí Thạnh bạn đi tiếp khoảng 1,2km, sẽ có đường rẽ phía bên phải qua cầu Lò Gõ thêm khoảng 7 km là tới nơi.
Gành đá đĩa đẹp nhưng nhỏ xíu, lạ và đặc biệt bởi những tảng đá xếp rất kỳ thú. Đã đến đây bạn cũng nên rẽ sang 200m để đi Gành Đèn. Bạn có thể đi bộ, hoặc xe taxi chạy tới gần sát Trạm hải đăng Gành đèn. Nên đi cả 2 để chiêm ngưỡng được nhiều hơn vẻ đẹp nơi đây.
Xem thêm: 7 bãi biển đẹp nhất Việt Nam
Trong Đầm có nước mặn từ biển vào mỗi khi thủy triều lên, có nước ngọt từ sông Cái, từ các suối nhỏ đổ vào. Lòng đầm có chỗ sâu nhất khoảng 6 mét, chỗ cạn khoảng trên 1 mét. Từ đỉnh đèo Quán Cau, du khách có thể phóng tầm mắt ra bao quát bức tranh toàn cảnh Đầm, mặt hồ rộng từng làn sóng gợn lăn tăn theo gió, những dải đồi thấp thoai thoải với những ruộng mía xanh ngắt. Nếu nhìn về hướng núi Từ Bi bạn sẽ thấy một doi đất chảy ra Đầm Ô Loan như một con chim hạc vừa giang đôi cánh rộng và cúi đầu xuống mặt hồ uống nước. Núi Từ Bi là nhánh nhỏ của đèo Quán Cau, nơi đây có con suối cùng tên chảy ngoằn ngoèo qua các khe núi rồi chảy ra đầm trông rất lạ mắt.
Hướng dẫn đi Đầm Ô Loan: vị trí nằm sát quốc lộ 1A, vừa xuống dưới chân đèo Quán Cau gần 1 trạm xăng bên phải có con đường nhỏ dẫn vào đầm Ô Loan, cách tp Tuy Hoà khoảng 25 km về phía Bắc. Bạn nên ghé vào quán thưởng thức sò huyết tươi ngon (đặc sản vùng này đấy).
Nằm ngay sát ranh giới Phú Yên – Bình Định, đi qua khỏi đèo Cù Mông theo hướng quốc lộ 1A về phía Bắc. Đây cũng là một con đèo đẹp, có cái tên khá lạ trên bản đồ giao thông đường bộ.
Nằm cách thành phố Tuy Hoà khoảng 45km đi theo hướng quốc lộ 1A về phía bắc. Đi khoảng 38 km bạn sẽ tới 1 khúc đường quanh co 1 bên núi đá 1 biển, bạn sẽ phải ghé hỏi thăm đường xuống Vịnh Xuân Đài vì đường xuống đây có nhiều nhưng toàn đường nhỏ.
Thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách tp Tuy Hoà khoảng hơn 30 km theo hướng quốc lộ 1A đi Hà Nội, tới Ngã 3 Chí Thạnh bạn đi tiếp đến khoảng 3km có con đường rẽ bên tay phải đi xuống gặp Đập Ngân Sơn, đi qua khỏi đập 1 tí là tới.
Ngôi chùa nổi tiếng với tượng Phật ngồi đồ sộ và sự linh thiêng của chùa. Chùa nằm tọa lạc dưới chân núi Chóp Chài, từ ngã tư Nguyễn Tất Thành và Trần Hưng Đạo bạn đi thẳng đường Nguyễn Tất Thành theo hướng Bắc khoảng 5km, bạn nhìn sang bên tay trái có bức tượng Phật ngồi đồ sộ, phía dưới có con đường nhỏ rẽ vào chùa.
Đi theo quốc lộ 1A xuôi về phía Bắc tới ngã ba Hòa Đa rẽ trái theo tỉnh lộ đi lên khoảng 20km rồi rẽ sang đường đất thêm 10km đến 15km thì bạn hỏi thăm người dân đường lên Thác đi như thế nào rồi đi tiếp. Bạn sẽ phải đi bộ gần 1km đường bùn đất và sỏi để đến được Thác.
Vị trí thuộc xã An Phú, từ thành phố đi khoảng 9 km. Bạn đi theo đưòng quốc lộ 1A đi Gành Đá Đĩa. Dọc đường đi bạn sẽ thấy biển báo ghi Chùa Thanh Lương 1500m. Chạy hết con đường đến đoạn thấy đường thắt nhỏ lại và cuối đoạn đường nhỏ đó là biển mênh mông. Nếu rẽ trái gần đó sẽ vào chùa Thanh Lương, còn đi thẳng vài mét nữa là ra tới biển. Từ bờ biển ở đây ngắm Hòn Chùa cực kỳ gần. Thuyền cá dưới bến nước nhiều vô kể. Để sang đảo Hòn Chùa, bạn phải thuê thuyền sang đảo.
Ở Tuy Hòa các bạn nên vào khu vực đường Hùng Vương, sẽ có nhiều lựa chọn cho việc nghỉ dưỡng.
Khách sạn Anh Tuấn 1 và 2.
Khách sạn Nhiệt Đới, khách sạn mới, phòng ốc sạch sẽ, bạn cũng có thể thuê xe máy ở đây luôn.
Khách sạn Công Đoàn nằm sát biển, có view ra biển cũng khá đẹp, chiều bạn có thể ra biển tắm luôn.
Bạn cũng có thể nghỉ ngơi và ăn uống dưới chân ngọn Hải Đăng Đại Lãnh.
Bánh Tráng(cuốn thịt heo)
Cá ngừ Đại Dương
Ghẹ Sông Cầu
Sò huyết Ô Loan
Bắp nướng mắm nêm
Bánh xèo hải sản
Xem thêm: Bánh xèo hải sản và bắp nướng mắm nêm ở Phú Yên
Bánh canh
Bánh bèo và bánh ướt
Bánh ít lá gai
Bánh hỏi lòng heo
Du lịch vào dịp lễ hội ở Phú Yên
Hội đua thuyền đầm Ô Loan: 07/01, xã An Cư, huyện Tuy An.
Hội đua thuyền sông Đà Rằng: 07/01, phường 6, Thành phố Tuy Hòa.
Hội đua ngựa: 08/01, xã An Xuân, huyện Tuy An.
Hội bài chòi: tết nguyên đán, vùng nông thôn Phú Yên.
Hội thơ đêm nguyên tiêu: rằm tháng giêng hàng năm, Sân tháp Nhạn, phường 1, tp Tuy Hòa.
Lễ hội đâm trâu: từ tháng 2 đến tháng 6: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh.
Xem thêm: Gợi ý nơi ở cho chuyến vi vu xứ 'hoa vàng cỏ xanh' hè này
Mũi Điện
Nằm dưới chân đèo Cả thuộc địa phận Phú Yên, đi bộ lên ngọn Hải Đăng ngắm bình minh hoặc hoàng hôn ở đây là thú vị nhất. Bạn có thể ở lại đó và ăn tối nếu muốn.
Hướng dẫn đi Mũi Điện:
Cách 1: Hoà Hiệp – Phước Tân – Bãi Ngà khoảng 24 km là đến Bãi Môn – Mũi Điện nên đi cách này vì đường đi ít xe, mát. Đi đường QL1A sẽ phải qua Đèo Cả, đường nhiều xe mà phải lên đèo nữa.
Cách 2: theo quốc lộ 1A khoảng 25 km đến lưng chừng đèo Cả, gặp đường xuống Vũng Rô, đi theo đường nhựa về phía Đông khoảng 5 km là đến Bãi Môn – Mũi Điện.
Cách 3: đi kết hợp với thăm quan Đại Lãnh (vạn ninh – Khánh Hòa). Bạn tới Đại Lãnh bằng ô tô hoặc tàu hỏa, nghĩa là đi vượt quá Mũi Điện12 km để xem biển Đại lãnh nằm vùng ráp gianh giữa Khánh Hòa và Phú Yên (rồi sau bắt xe ôm ngược lại). Có thể đi bằng ô tô, hoặc tàu hỏa, ngày có 1 chuyến từ Tuy Hòa đi Nha Trang (chạy Tuy Hòa lúc 13h45 đến ga Đại Lãnh lúc 15h15) và 1 chuyến ngược lại (chạy Nha Trang lúc 6h50 đến ga Đại Lãnh lúc 8h33).
Núi Nhạn – Sông Đà
Vị trí nằm trong trung tâm tp Tuy Hòa (di tích của người Chăm). Nếu bạn đi theo đường cầu Đà Rằng cũ vào tp thì đi thẳng tới ngã tư Nguyễn Tất Thành và Trần Hưng Đạo rẽ trãi về Trần Hưng Đạo gặp ngã tư có cổng chào Tp Tuy Hòa, bạn rẽ phải đi thẳng là tới ngay chân núi Nhạn, chạy lên hết dốc, gửi xe, ngắm cảnh và làm vài tấm với tháp Nhạn của người Chăm, (đi lúc tối sẽ đẹp hơn).
Núi Nhạn chỉ cao khoảng 60m, nhưng lại tạo thành một dấu nhấn cho thành phố Tuy Hòa. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng tòa Tháp Chăm đã chừng 800 năm tuổi. Đường lên Tháp rộng, bạn có thể đi xe lên tận khu di tích. Từ đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Tuy Hòa, con sông Ba uốn lượn nên thơ bên dưới và cả núi Đá Bia tận phía trời xa.
Tháp Nhạn là một trong những Tháp Chăm cổ lớn, cao khoảng 24m, với chân Tháp có cạnh vuông 5m, thờ Bà Chúa Thượng Đỉnh. Ngoài khu vực tháp là một khoảng không gian cây xanh đầy bóng mát, chắc chắn đã là nơi ghi dấu các cuộc tình thơ đẹp của nhiều người.
Núi Chóp Chài
Núi Chóp Chài thuộc tp Tuy Hòa, để đi tới đây bạn đi thẳng theo đường Nguyễn Tất Thành hướng đi Hà Nội, đi khoảng 4,5 km từ trung tâm tp, bạn hỏi thăm đường lên núi Chóp Chài. Chạy xe lên tới đỉnh ngắm nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp của tp Tuy Hòa và các vùng lân cận.
Gành Đá Đĩa
Nhìn từ xa, gành trông như những chồng đĩa trong lò gốm hay những bậc tam cấp nhô ra ngoài biển. Đến đó, du khách có thể dạo chơi trên những tầng đá, cảm nhận vị mặn của biển, cái rát nhẹ của gió, cảm giác ồn ào của những đợt sóng đập mạnh vào bờ, hay ngắm những đoàn thuyền trên biển. Sau khi thỏa thích dạo chơi trên gành, bãi tắm trải dài gần 3km hứa hẹn mang đến cho du khách những giây phút thư giãn.
Hướng dẫn đi: Gành Đá Đĩa thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Cách tp Tuy Hoà khoảng hơn 30km theo hướng quốc lộ 1A đi Hà Nội, tới Ngã ba Chí Thạnh bạn đi tiếp khoảng 1,2km, sẽ có đường rẽ phía bên phải qua cầu Lò Gõ thêm khoảng 7 km là tới nơi.
Gành đá đĩa đẹp nhưng nhỏ xíu, lạ và đặc biệt bởi những tảng đá xếp rất kỳ thú. Đã đến đây bạn cũng nên rẽ sang 200m để đi Gành Đèn. Bạn có thể đi bộ, hoặc xe taxi chạy tới gần sát Trạm hải đăng Gành đèn. Nên đi cả 2 để chiêm ngưỡng được nhiều hơn vẻ đẹp nơi đây.
Xem thêm: 7 bãi biển đẹp nhất Việt Nam
Đầm Ô Loan
Trong Đầm có nước mặn từ biển vào mỗi khi thủy triều lên, có nước ngọt từ sông Cái, từ các suối nhỏ đổ vào. Lòng đầm có chỗ sâu nhất khoảng 6 mét, chỗ cạn khoảng trên 1 mét. Từ đỉnh đèo Quán Cau, du khách có thể phóng tầm mắt ra bao quát bức tranh toàn cảnh Đầm, mặt hồ rộng từng làn sóng gợn lăn tăn theo gió, những dải đồi thấp thoai thoải với những ruộng mía xanh ngắt. Nếu nhìn về hướng núi Từ Bi bạn sẽ thấy một doi đất chảy ra Đầm Ô Loan như một con chim hạc vừa giang đôi cánh rộng và cúi đầu xuống mặt hồ uống nước. Núi Từ Bi là nhánh nhỏ của đèo Quán Cau, nơi đây có con suối cùng tên chảy ngoằn ngoèo qua các khe núi rồi chảy ra đầm trông rất lạ mắt.
Hướng dẫn đi Đầm Ô Loan: vị trí nằm sát quốc lộ 1A, vừa xuống dưới chân đèo Quán Cau gần 1 trạm xăng bên phải có con đường nhỏ dẫn vào đầm Ô Loan, cách tp Tuy Hoà khoảng 25 km về phía Bắc. Bạn nên ghé vào quán thưởng thức sò huyết tươi ngon (đặc sản vùng này đấy).
Đầm Cù Mông
Nằm ngay sát ranh giới Phú Yên – Bình Định, đi qua khỏi đèo Cù Mông theo hướng quốc lộ 1A về phía Bắc. Đây cũng là một con đèo đẹp, có cái tên khá lạ trên bản đồ giao thông đường bộ.
Vịnh Xuân Đài
Nằm cách thành phố Tuy Hoà khoảng 45km đi theo hướng quốc lộ 1A về phía bắc. Đi khoảng 38 km bạn sẽ tới 1 khúc đường quanh co 1 bên núi đá 1 biển, bạn sẽ phải ghé hỏi thăm đường xuống Vịnh Xuân Đài vì đường xuống đây có nhiều nhưng toàn đường nhỏ.
Nhà thờ Mằng Lăng
Thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách tp Tuy Hoà khoảng hơn 30 km theo hướng quốc lộ 1A đi Hà Nội, tới Ngã 3 Chí Thạnh bạn đi tiếp đến khoảng 3km có con đường rẽ bên tay phải đi xuống gặp Đập Ngân Sơn, đi qua khỏi đập 1 tí là tới.
Chùa Bửu Lâm
Ngôi chùa nổi tiếng với tượng Phật ngồi đồ sộ và sự linh thiêng của chùa. Chùa nằm tọa lạc dưới chân núi Chóp Chài, từ ngã tư Nguyễn Tất Thành và Trần Hưng Đạo bạn đi thẳng đường Nguyễn Tất Thành theo hướng Bắc khoảng 5km, bạn nhìn sang bên tay trái có bức tượng Phật ngồi đồ sộ, phía dưới có con đường nhỏ rẽ vào chùa.
Thác Vực Hòm
Đi theo quốc lộ 1A xuôi về phía Bắc tới ngã ba Hòa Đa rẽ trái theo tỉnh lộ đi lên khoảng 20km rồi rẽ sang đường đất thêm 10km đến 15km thì bạn hỏi thăm người dân đường lên Thác đi như thế nào rồi đi tiếp. Bạn sẽ phải đi bộ gần 1km đường bùn đất và sỏi để đến được Thác.
Bãi biển Long Thủy và đảo Hòn Chùa
Vị trí thuộc xã An Phú, từ thành phố đi khoảng 9 km. Bạn đi theo đưòng quốc lộ 1A đi Gành Đá Đĩa. Dọc đường đi bạn sẽ thấy biển báo ghi Chùa Thanh Lương 1500m. Chạy hết con đường đến đoạn thấy đường thắt nhỏ lại và cuối đoạn đường nhỏ đó là biển mênh mông. Nếu rẽ trái gần đó sẽ vào chùa Thanh Lương, còn đi thẳng vài mét nữa là ra tới biển. Từ bờ biển ở đây ngắm Hòn Chùa cực kỳ gần. Thuyền cá dưới bến nước nhiều vô kể. Để sang đảo Hòn Chùa, bạn phải thuê thuyền sang đảo.
Khách sạn ở Phú Yên
Ở Tuy Hòa các bạn nên vào khu vực đường Hùng Vương, sẽ có nhiều lựa chọn cho việc nghỉ dưỡng.
Khách sạn Anh Tuấn 1 và 2.
Khách sạn Nhiệt Đới, khách sạn mới, phòng ốc sạch sẽ, bạn cũng có thể thuê xe máy ở đây luôn.
Khách sạn Công Đoàn nằm sát biển, có view ra biển cũng khá đẹp, chiều bạn có thể ra biển tắm luôn.
Bạn cũng có thể nghỉ ngơi và ăn uống dưới chân ngọn Hải Đăng Đại Lãnh.
Đặc sản Phú Yên
Bên cạnh việc thăm quan các điểm du lịch đẹp ở Phú Yên, các bạn cũng nên dành thời gian cho việc thưởng thức các món ăn đặc sản khi tới Phú Yên nhé!Bánh Tráng(cuốn thịt heo)
Cá ngừ Đại Dương
Ghẹ Sông Cầu
Sò huyết Ô Loan
Bắp nướng mắm nêm
Bánh xèo hải sản
Xem thêm: Bánh xèo hải sản và bắp nướng mắm nêm ở Phú Yên
Bánh canh
Bánh bèo và bánh ướt
Bánh ít lá gai
Bánh hỏi lòng heo
Du lịch vào dịp lễ hội ở Phú Yên
Hội đua thuyền đầm Ô Loan: 07/01, xã An Cư, huyện Tuy An.
Hội đua thuyền sông Đà Rằng: 07/01, phường 6, Thành phố Tuy Hòa.
Hội đua ngựa: 08/01, xã An Xuân, huyện Tuy An.
Hội bài chòi: tết nguyên đán, vùng nông thôn Phú Yên.
Hội thơ đêm nguyên tiêu: rằm tháng giêng hàng năm, Sân tháp Nhạn, phường 1, tp Tuy Hòa.
Lễ hội đâm trâu: từ tháng 2 đến tháng 6: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh.
Xem thêm: Gợi ý nơi ở cho chuyến vi vu xứ 'hoa vàng cỏ xanh' hè này